Saturday, February 29, 2020
LIÊU THÁI ¤¤ Đợi…
Bây giờ là mùa xuân, chỉ sau Tết mới tròm trèm mươi ngày, nghĩa là khí dương đang mạnh và mọi thứ đang sinh sôi nảy nở. Nàng nhớ da diết vườn cải hoa vàng nơi góc quê. Cái màu vàng miên man như một dòng ánh sáng dắt con người lùi dần vào một nơi chốn nào đó khuất lấp và sáng dịu, một thứ ánh sáng đã bị bọc kín bởi hoài niệm, xa xôi sương mù. Và đương nhiên phía sau liếp cải vàng sẽ là căn nhà bằng tre, đất sét trát tường và có hai cửa sổ nằm đăng đối, mỗi cửa sổ có một khuôn gió cũng bằng những thanh tre đan vuông góc với nhau. Đó cũng là nơi con mèo vàng của nàng hay đùa giỡn, có nhiều lúc nàng tức giận vì nó nhảy vào liếp hoa cải làm đổ rợp, màu vàng rơi lã chã.
NGUYỄN AN BÌNH ¤¤ Nhật Ký Từ Thành Phố Chết
Khi thức dậy thành phố đã bị phong tỏa
Phong tỏa là gì?
Tôi chưa từng nghe ai nhắc đến bao giờ
Chỉ có thể biết
Không thể ra ngoài, không thể đi đâu
Chỉ biết chờ đợi
Một ngày sẽ trôi qua vô cùng lặng lẽ khắc nghiệt
Thành phố hơn mười một triệu dân
Tất cả hình như chợt bốc hơi biến mất
Đường không người qua lại
Một thế giới vô cùng yên tĩnh
Chứa đựng những nỗi hoài nghi
Thực sự bắt đầu sinh sôi nhân bản bằng cấp số nhân.
Thursday, February 27, 2020
HÀ THÚC SINH ¤¤ Khi về
Hà Thúc Sinh |
Về trước nhà xưa đứng ngẫm nghĩ
Nỗi thân quen xa không thước đo
Nắng xuyên soi vách bóng bố ráp
Con vện nằm nén tiếng thở ra
Nét trăng chiếu lệch như miệng mếu
Kìa manh áo rách hay mây nghiêng
Đàn chưa chùi bụi chưa lên phím
Đã thoảng âm hao tiếng khóc rền
VĨNH HẢO ¤¤ An Trong Cõi Bất An
Những cánh rừng bạt ngàn, nối nhau rực cháy suốt mấy tháng cuối năm ở Úc. Hình ảnh lửa phừng đăng trên báo chí, truyền hình thật kinh hãi! Tưởng chừng hỏa ngục được ghi lại trong những bản kinh tôn giáo. Hàng trăm nghìn gia đình phải di tản, dạt về hướng ven biển để tránh lửa, nhưng vẫn không tránh khỏi cái chết đối với một số người; và thảm thương nhất là muông thú: tin tức cho hay khoảng một tỉ động vật hoang dã bị thiêu chết. Nạn cháy rừng ở Úc được toàn thế giới chú tâm theo dõi, đau xót, lo âu, đóng góp cứu trợ và cầu nguyện. Rồi mưa xuống. Mưa thật lớn trên những cánh rừng thưa, cây cỏ tróc gốc, khiến tạo nên lũ lụt ở một số nơi. Tai nối tai, họa nối họa, chẳng biết đâu mà lường.
Nhưng thiên tai thực ra chẳng phải là điều gì lạ lẫm trên hành tinh nầy. Cảnh giới này vốn là cảnh giới bất an, bất toàn.
HỒ TRƯỜNG AN ¤¤ Bãi Gió Cồn Trăng
Hôm nay ông Nam Tảo đi lên Tân Ngãi đặt làm ba cái bài vị cho ông bà nội mình và cho bà đích mẫu của cha mình để thờ tại trung đường. Ông không ngại tốn kém, đặt làm bài vị sơn son thế vàng rực rỡ.
Nhà ông mái ngói móc, vách ván, gồm ba gian hai chái. Gian giữa, ông thờ bức tranh A Di Đà Tam Tôn. Gian bên trái ông thờ cha mẹ mình. Gian bên mặt ông thờ ông bà nội và bà tổ đích mẫu. Còn chái bên trái ông đặt các hộc tủ chứa dược thảo cùng kệ sách. Chái bên mặt ông kê hai chiếc tủ kiếng bày đồ cổ ngoạn. Trước bàn thờ cha mẹ, ông bà, là bô ngựa bằng gỗ giáng hương. Nơi gian giữa ngoài bàn thờ Phật là chiếc bàn dài bằng gỗ nu nổi vân, hai bên có hai chiếc trường kỷ chạm chim, sóc, trái nho.
Wednesday, February 26, 2020
PHƯƠNG TRIỀU ¤¤ Kỷ niệm với Tô Thùy Yên
Tô Thùy Yên |
Bài thơ trong quán nhậu
Chỉ là một bước, bước trờ,
Mà rồi từ đó tới giờ biệt tăm.
Bao lần chạy vạy hỏi thăm,
Hỏi chưa ra, đã trăm năm, sững sờ.
(Biệt Tăm - TÔ THÙY YÊN)
Khoảng thời gian cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, phong trào văn nghệ tại Miền Nam Việt Nam lên cao.
Tạp chí Sáng Tạo với hai cây bút chủ lực là nhà văn Mai Thảo và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã thổi một luồng gió mới vào không khí văn nghệ của Miền Nam Việt Nam. Tạp chí Sáng Tạo còn quy tụ được những cây bút tên tuổi như: nhà văn kiêm kịch tác gia Vũ Khắc Khoan (nhà văn Vũ Khắc Khoan định cư và qua đời tại Tiểu bang Minnesota), nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà văn Nguyễn Sỹ Tế, nhà văn Mặc Ðỗ, nhà thơ Tô Thùy Yên, nhà văn Trần Thanh Hiệp, nhà thơ Cung Trầm Tưởng, nhà thơ Vương Tân, nhà văn Lý Hoàng Phong, nhà thơ Thạch Chương, nhà văn Thanh Nam, các họa sĩ Duy Thanh, Thái Tuấn...
NGÔ NHÂN DỤNG ¤¤ Đời Là Ông Taxi Với Bà Xồn Xồn
Sau Giáng Sinh, một người bạn ở Việt Nam gửi thư cho tôi. Ông bạn kể mới đến thăm một ông bạn khác. Quen nhau hơn nửa thế kỷ, dù ở cách nhau vài góc phố giữa Quận Ba, Sài Gòn, nhưng có người đến thăm thì chủ nhà cũng vui mừng như cảnh “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ!” (Có bạn từ phương xa tới chẳng phải là vui lắm sao – Khổng Tử, Luận Ngữ, thiên Học Nhi).
VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM ¤¤ Dấn Thân Vào Miền Tuyết Lạnh
@ Đinh Cường |
Cõi trần thế lỡ đam mê sa đọa
Mãi rong chơi ta lạc lối quay về
Phan Bá Thụy Dương
Cái mốt từ hàng trăm năm của người Na Uy vào dịp lễ Phục Sinh là lên nghỉ mát ở miền núi, ở khách sạn, thuê nhà nghỉ mát hay gia đình có nhà nghỉ mát riêng. Nghĩ tới chuyện có nhà nghỉ mát riêng, Thanh cứ cười hoài về cái tội "dại khờ" của ngưới Na Uy, trong đó có chồng mình. Ông bà nội, Thanh quen gọi ba mẹ chồng là ông bà nội, vì ngược ý nhau về chuyện tậu nhà nghỉ mát nên không tát được biển Đông. Cậu con trai duy nhất của ông bà lãnh trách nhiệm làm tròn ước mơ lớn nhất đời người của ba mẹ cũng như đa số người Na Uy. May mắn cho cậu quí tử này là cô vợ chẳng quan tâm gì đến cái chuyện sẽ tậu nhà nghỉ mát ở miền biển, miền suối, cạnh sông hồ hay miền núi cao. Cô nàng càng không có cơ hội dành tới dành lui với chồng để cất nhà nghỉ mát gần quê quán mình như ông nội bà nội của lủ con. Bởi một lẽ đương nhiên là quê cô nàng ở tận Việt Nam, chứ không phải cô nàng hiền lành lắm đâu mà khen là: Đi đâu cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp theo.
Tuesday, February 25, 2020
TUẤN KHANH ¤¤ Ba Đoạn Văn Xưa, Gửi Người Hôm Nay
Chỉ còn vài tháng nữa, là đến ngày tưởng niệm 45 năm nền giáo dục của miền Nam Việt Nam – Việt Nam Cộng Hòa bị xóa sổ. Một nền giáo dục được kỳ công xây dựng với ba tiêu chí Nhân Bản – Dân Tộc – Khai Phóng. Nghe thì đơn giản nhưng nền giáo dục ấy kỳ công bởi gột rửa con người khỏi các âm mưu tuyên truyền chính trị, dạy để biết yêu thương người cùng màu da tiếng nói, dạy để biết lý trí của lẽ phải và vươn lên, chứ không nô lệ cho một chủ thuyết nào.
THIÊN HÀ ¤¤ Bên Đồi Trà Ô Long
@ Hồ Hữu Thủ |
Em Ô Long giữa lưng đồi bát ngát
mười ngón tay dài hốt gió ôm mây
hương da thịt đất trời hay hương tóc
thoang thoảng mùi hương ngan ngát chốn này
Đôi mắt lá long lanh vẫy gọi
một sớm mai hồng sợi nắng lung linh
buổi sáng bình yên trên cành hoa chuông đỏ
như vạn trái tim nhảy múa khúc ân tình
NGUYÊN GIÁC ¤¤ Tháng Lịch Sử Người Da Đen, Đọc “Dreaming Me”
(Photo courtesy Mandala Magazine)
Cứ mỗi tháng 2 dương lịch, Hoa Kỳ lại đón mừng Tháng Lịch Sử Da Đen (Black History Month), nhằm vinh danh thành quả của người da đen Hoa Kỳ, một truyền thống lần đầu tổ chức vào năm 1926 bởi sử gia Carter G. Woodson và kéo dài tới bây giờ.
Đặc biệt trong năm 2020, Tháng Lịch Sử Da Đen mang thêm một ý nghĩa là kỷ niệm 150 năm Tu Chánh Án Thứ 15 (Fifteenth Amendment), nội dung cho người đàn ông da đen quyền đi bầu cử, cũng như kỷ niệm 100 năm Tu Chánh Án Thứ 19, nội dung cho phụ nữ quyền đi bầu cử.
ĐỖ HỒNG NGỌC ¤¤ Xá-lợi-phất và Duy-ma-cật
Hôm đó ở thành Tỳ-da-ly, Duy-ma-cật tiếp Bảo Tích và năm trăm vị vương tôn công tử, thiếu gia con nhà viên ngoại, là những “Bồ-tát tại gia” tương lai, đối tượng đích của buổi “huấn luyện đặc biệt” tại cái thất trống trơn của ông, có mặt Xá-lợi-phất, đệ tử trí tuệ bậc nhất của Phật và có cả Bồ tát Văn Thù cùng một số lớn các vị Đại đệ tử khác.
DOÃN QUỐC SỸ ¤¤ NHỮNG VÌ SAO CUỐI NĂM
Chiều nay, một buổi chiều cuối năm, tôi bắc ghế ra ngồi ngoài hiên, và tuy đây là một ngõ hẻm khi ngẩng lên tôi vẫn thấy được một vài vì sao lấp lánh.
- “Những vì sao cuối năm!” – tôi nghĩ vậy. Đồng thời tôi nhận thấy có sự hiện diện của chòm sao thất tinh quen thuộc.
Tâm trí con người miên tục có chịu trống rỗng bao giờ, cho nên vào lúc nhàn rỗi nhất thì những gì thường ám ảnh mình lại có dịp hiện lên dễ dãi.
VĨNH HẢO ¤¤ Rong Chơi Nghìn Cõi Nước
Có những mùa khô nắng đổ trên thịt da bỏng rát. Đất nứt từng rãnh, chia thành những ô vuông bé nhỏ. Mỗi ô vuông nứt ra một mệnh đời. Mỗi mệnh đời rơi mãi vào trong những cơn mê sảng với cổ họng khô rang khát nước, loắn quắn tìm về suối nguồn tận non cao. Đuôi mắt chân chim dõi theo dấu chân chim trên bầu trời không mây trong vắt. Không có gió nhẹ. Không cả dấu vết ngoằn ngoèo của các loài bọ sát.
NGÔ QUỐC SĨ ¤¤ Trần Thiện Hiệp Thao Thức Mở Lối Vào Thiền
Trần Thiện Hiệp |
Trần Thiện Hiệp Sinh quán tại Biên Hòa, thời thơ ấu sống ở Di Linh, Đồng Nai Thượng, sau tản cư về Phan Thiết, Bình Thuận. Ra hải ngoại, ông sống tại Hoa Kỳ, tieu babg Wasinhgton. Trần Thiện Hiệp đã cho xuất bản nhiều Tác phẩm như: Cây Lá Phận Người, Mặt Trời Lưu Vong, Đỉnh Mây Qua, Đá Mọc Rêu Xanh, Tuyển tập Thơ Trần Thiện Hiệp, Tiếng Đất Gọi Người, Lẵng Thơ Lục Bát, Thơ Phá Thể trần Thiện Hiệp, Vu Vơ Cùng Ngày Tháng.
Monday, February 24, 2020
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN ** Viết Về Hoàng Hải Thủy
Nguyễn Đình Toàn |
Hoàng Hải Thủy là một trong những nhà văn đã nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông nổi tiếng trước nhất như một người viết phóng sự, sau đó, như một dịch giả và một người viết tạp văn.
Từ tạp văn ở đây hiểu theo nghĩa, gặp gì viết nấy, trộn lộn cả phóng sự, văn chương, trích dẫn thi ca, âm nhạc, những ngôn ngữ do ông sáng tạo, bịa đặt ra.
Cái cách viết của ông có thể có nhiều người không thích. Nhưng khi người ta nói không thích cách đùa cợt trớt nhả của ông, có nghĩa là người ta đã đọc ông rồi.
Có phải như vậy chăng?
TRANG LUÂN ¤¤ Đêm
Sao em thấy khu này ghê quá hở anh?”
Người đàn ông luống tuổi, đang đứng bên cửa kính, quay lại điềm đạm:
“Em nói không sai! Đây là khu chung cư mà tình trạng an ninh không mấy gì gọi là sáng sủa, khả quan cho lắm. Khu chung cư mà hầu hết người Á châu đều tránh xa, chứ chẳng riêng gì người Việt Nam, ngoại trừ chỉ có anh mà thôi. Nhìn ngang nhìn ngửa chỉ thấy toàn là Mỹ đen và người Mễ. Chẳng có đêm nào mà không có xe cảnh sát chạy tuần tiễu ở quanh đây. Cách đây ba hôm, cảnh sát mới hốt ở đây năm, sáu mạng có liên quan đến vấn đề đĩ điếm và ma túy. Ban đêm, nhất là cuối tuần, em sẽ thấy nhạc ráp trổi lên đinh tai, nhức óc cùng tiếng vỏ chai ném loảng xoảng ngoài parking. Đôi khi cao hứng còn lôi cả súng ra bắn chỉ thiên nữa là đằng khác.”
THY AN ¤¤ Những Ý Niệm Lùng Bùng
ở nơi này có những ngón tay làm đảo lộn địa cầu
không-thời gian xao động bẻ gãy những trật tự
trái tim rung chuyển cuốn theo ánh sáng
gửi câu thơ trữ tình lên vũ trụ
hành tinh vẫn chứa những hạt nhỏ nhất của tâm thức
Phật hiện ra xoa đầu Einstein
Spinoza lùng bùng réo gọi
Kant lắc đầu quầy quậy, Nietzsche văng tục bực mình
trọng lực buông bỏ tấm thân và trái tim trôi nổi
đường chân trời của Hawking đi ra khỏi hư không
bằng thứ vận tốc nhanh hơn ma quỷ ?
NGUYỄN MẠNH TRINH ¤¤ Ðọc Thơ Hải Phương.
thủ bút Hải Phương |
Có một người làm thơ đã viết một vài câu thơ tình cờ để tặng một tập thơ đọc cũng rất tình cờ của một nhà thơ mà cuộc gặp gỡ cũng thật.. tình cờ vô định trong cõi đời này:
NGUYỄN HIỀN ĐỨC ¤¤ Thử Sơ Phác Chân Dung ĐỖ HỒNG NGỌC .
¤ Ghi chú:
BS Đỗ Hồng Ngọc @ Lagi |
Một người bạn không quen biết, Phương Bối, đã comment bài viết của Nguyễn Hiền Đức: “Không biết nói sao cho đủ để cám ơn anh Nguyễn Hiền Đức và bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Rất trân trọng”.
Sau đó, tôi còn nhận được những câu hỏi “khó” của vài bạn khác như hồi lên 8 đã biết “rung động đầu đời” thì giờ 80 thế nào? Rồi còn có đề nghị post tiếp những bài viết của Nguyễn Hiền-Đức về Đỗ Hồng Ngọc. Để đáp ứng những yêu cầu đó, dưới đây là phần còn lại.
Thân mến,
ĐHN
Sunday, February 23, 2020
PHAN HUY ĐƯỜNG ¤¤ Thời Gian Người Trong Tiểu Thuyết
Lâu rồi tôi lại được đọc một tiểu thuyết đáng mê từ Việt Nam.
Những ngã tư và những cột đèn. Trần Dần. Xuất bản năm 2011, theo bản thảo hoàn tất năm 1965-1966, và bản chép lại có sửa đổi năm 1989 của tác giả.
Nội dung "cụ thể" ? Tâm trạng của một con người đang bị quyền lực toàn trị vây hãm, nghiền nát.
LỆ KHÁNH ¤¤ Đêm Không Ngủ
Cháu cũng biết chú bây giờ quên hết
Chuyện ngày xưa từ ước hẹn ban đầu
Chú trả về cho quá khứ dài sâu
Cháu tiếc nuối chuyện tình trong ngang trái
Nửa đêm qua, trở mình nghe tê tái
Chú đâu rồi ? Gió lạnh quá đi thôi
Cũng hình như có tiếng lá thông rơi
Ngoài sân vắng đọng màn sương lấp lánh
LÊ KÝ THƯƠNG ¤¤ Cơm Cháy Nồi Đồng
Dân, người bạn thân của tôi từ thời học trung học, mấy chục năm ở nước ngoài đến giờ mới “chịu” về thăm quê cha đất tổ. Muốn mời bạn một bữa cơm gia đình cho thân tình thay vì mời ăn ở nhà hàng, nên hỏi bạn “nhớ” món ăn gì của Việt Nam mà lâu nay chưa có dịp “gặp” lại, bạn cũng thân tình trả lời: “Trong bảng thực đơn hưởng thụ của mình chỉ còn thiếu một miếng cơm cháy quê nhà, mà cơm cháy nấu bằng nồi đồng mới đúng điệu”. Ôi, cái thèm của bạn hết sức chân thành, hết sức khiêm tốn, hết sức dễ thương nhưng nghĩ lại thì hết sức khó thực hiện, vì thời buổi này tìm đâu ra chiếc nồi đồng để nấu cơm cháy đãi bạn, mà dẫu có đến nhà hàng thì cũng chỉ là “cơm niêu nồi đất”!
THANH TÂM TUYỀN ¤¤ Bùi Giáng Hồn Thơ Bị Vây Khốn
Bia mộ Bùi Giáng @PBTD |
Đối với đa số, Bùi Giáng là một nhà thơ điên. Không nhắc đến bọn tục, bọn tỉnh, bọn khôn suốt cả đời chẳng một giây nào thèm "thơ" đến tuyệt vọng, nói ngay những người quí ông - nhìn được ông như một thiên tài, thiên tài tự hủy ghê gớm nhất của thi ca Việt nam hiện đại - nhiều khi cũng né tránh, chẳng dám bước hẳn vào cõi thơ ông, hoặc có bước vào thì cũng theo cái lối "chân trong chân ngoài", "mắt trước mắt sau", cười cợt vui đùa hay nghiêm trọng lố bịch, tưởng như thế là làm thuận ý, vui lòng nhà thơ - người bầy trận nghiêm trọng và ta nên chiều người.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến ¤¤ Nhà Sư & Nhà Nước
“Một hệ thống truyền thông do chính quyền kiểm soát có thể tạo ra một làn sóng thông tin sai lệch, nhưng sẽ chỉ làm gia tăng hiệu ứng ngược khi chính quyền đó đã mất tín nhiệm nơi dân chúng.”
Cái gì chứ chùa chiền, thánh thất là những nơi tôi rất ít khi lai vãng. Nghiêm và buồn thấy mẹ. Tam Bảo, Phật – Pháp – Tăng, tôi cũng đều né tuốt. Vậy mà cả đêm qua tôi lo muốn chết luôn, không ngủ được, nên phải lồm cồm bò dậy – viết vội vài hàng – sau khi đọc bài viết của nhà bình luận thời cuộc Nguyễn Ngọc Già (về một vị tu sĩ) trên diễn đàn Dân Luận:
SƠN TÙNG ¤¤ Thăng Trầm Chân Dung Người Lính VNCH
Quân đội VNCH chính thức buông súng và tan rã vào trưa ngày 30/4/75, sau nhật lệnh đầu hàng của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, một tên nằm vùng được Tổng thống 3 ngày Dương Văn Minh bổ nhiệm làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Đó là một ngày đen tối mà cho đến hôm nay, sau đúng 18 năm, hầu như vẫn còn in rõ trong tâm niệm của hàng triệu người lính cũ của quân đội miền Nam cùng với những cảm nghĩ cay đắng, đau xót. Những cảm nghĩ ấy có lẽ cũng được cả những người chết mang theọ
Saturday, February 22, 2020
ĐINH CƯỜNG ¤¤ Buổi Sáng Mưa Quên Có Mặt Trời
@ Đinh Cường |
Ô hay con gái bay nhiều quá
Hai cánh tay mềm như cánh chim
( Hoàng Trúc Ly )
Đọc lại Những kẻ tình nguyện
của Nguyễn Âu Hồng trên Trình Bầy
số 29 ra ngày 7 tháng mười 1971
thấy có trích hai câu thơ trên của
Hoàng Trúc Ly trong bài Nằm mộng thấy nữ sinh
ghi tặng Hoa của trăm hoa mà nhớ
người bạn thi sĩ tài hoa rất nổ :
đời biết anh là kẻ quyền uy
riêng gửi anh hồn thi sĩ
sao em không quỳ bên anh [1]
Subscribe to:
Posts (Atom)