Từ
Tòa Đại Biểu về, ông Tôn thất Huân quẳng chiếc xe
đạp vào góc hè, bước vào nhà với những bước đi
giận dữ,và ông đã thoáng thấy con gái ông, Quỳnh Diên
đang ngồi trước chiếc bàn học nhỏ ở gian nhà dưới.
Ông lên nhà, ngồi vào chiếc ghế tràng kỷ đặt ở gian giữa, trước bàn thờ tổ tiên. Lòng ông đã dịu lại được phần nào trong khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm của gian nhà dùng làm nơi thờ phượng, tuy vậy ông cũng còn quát:
Ông lên nhà, ngồi vào chiếc ghế tràng kỷ đặt ở gian giữa, trước bàn thờ tổ tiên. Lòng ông đã dịu lại được phần nào trong khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm của gian nhà dùng làm nơi thờ phượng, tuy vậy ông cũng còn quát:
-Quỳnh
Diên đâu, lên cha biểu!
Nghe
giọng nói hơi nặng nề của cha, Quỳnh Diên lật đật
lên nhà, đến đứng bên cha, và sau khi thấy vẻ mặt
nghiêm trọng của ông Huân, nàng thoáng thấy chút lo lắng
trong lòng.
-Con
có biết thằng Thời làm cho Ba xấu hổ biết bao nhiêu
không, mà không phải làm xấu hổ cho ba, mà con làm xấu
hổ cho giòng họ này nữa- ông gằn giọng- nếu Ba có một
thằng rễ như thằng Thời.
-Anh
Thời làm chi rứa Ba ? Quỳnh Diên hỏi lại cha với giọng
hoảng hốt.
-Làm
chi à ! Con ra phố mà coi, thằng Thời đã bôi tro trát
trấu lên cái mặt của Ba, bây giờ Ba dám ra đường mà
nhìn ai nữa. Nếu thằng Thời là con nhà cha căng chú kiết
nào thì Ba cũng cóc cần, mà khổ thay nó lại là một
thằng rễ tương lai của nhà này - ông bất giác nhìn về
phía bàn thờ ông bà - nghĩa là chồng của con.
Quỳnh
Diên bắt dần thấy run rẩy toàn thân, mặc dầu cho đến
phút này nàng cũng chưa hiểu câu chuyện gì đã xảy ra
giữa cha và Thời. Ông đập mạnh bàn tay phải xuống
chiếc bàn rồi đi đến kết luận:
-Từ
rày về sau tao không muốn thấy mặt thằng Thời lui tới
cái nhà này nữa!
Nghe
tiếng ồn ào ở nhà trên, bà Huân vội vã từ dưới bếp
chạy lên:
-Việc
chi mà ông quát tháo ầm ĩ như thế, việc gì
thì cũng từ từ nói cho tôi nghe đã.
Trong
khi Quỳnh Diên đứng tựa vào thành ghế khóc rấm rứt,
thì ông Huân bắt đầu kể lại câu chuyện. Thời, người
chồng sắp cưới của Diên là người họa sĩ làm ở Ty
Thông Tin thị xã, anh là người rất có hoa tay nên được
Ty giao cho nhiệm vụ vẽ các bức chân dung lãnh tụ cùng
những bức hí họa qua các chiến dịch do chính phủ đề
ra. Thời được xem như con người tài hoa lại là một
công chức đứng đắn, hiền lành đã chiếm được trái
tim của Quỳnh Diên và đã được gia đình ông Huân chấp
nhận một lễ sơ vấn, trên căn bản, đã xem Thời như
một người con trong gia đình.
Đột
nhiên, chiến dịch truất phế Bảo Đại được tung ra
vào thời điểm ấy và Ty Thông Tin huy động nhân lực để
vẽ cho kịp những bích chương cổ động, phần lớn là
mô tả cảnh ăn chơi trụy lạc của vua Bảo Đại ở
Pháp. Thời là họa sĩ chính và tác giả của nhiều tác
phẩm dựng ở chân cầu, góc vườn hoa, trước chợ là
những nơi có đông người qua lại. Nét vẽ tài hoa của
Thời đã làm cho những tranh hí họa trở nên sống động
khiến cho đàn bà, con gái đi ngang nhìn những bức tranh
“truất phế”đều phải đỏ mặt. Cái tài của Thời
không ngờ lại là lưỡi dao cắt đứt mối tình của
Thời và Quỳnh Diên.
Ông
Huân là một người bảo hoàng hơn hết trong giòng họ
Tôn Thất. Tổ tiên nhà ông mấy đời đều hưởng ơn
vua lộc nước, đến đời ông nội là ông Tôn Thất
Khoan còn giữ tới chức Tổng Đốc Nam Ngãi, cha ông Huân
là nhánh sau, tức là con bà thứ, công danh không rạng rỡ
bằng các anh của ông nhưng cũng đã từng giữ chức tri
huyện Duy Xuyên.
Đến
đời ông Huân, ông là con của bà thứ ba, văn dốt vũ
dát, công danh thụt lùi, ra đời ông chỉ được lãnh cái
ngạch thư ký tòa sứ, rồi cuối cùng là một trưởng
phòng của Tòa Đại Biểu Chính Phủ. Tuy không giữ được
quyền cao chức trọng gì, nhưng ông cũng đã từng lui tới
các gia đình tôn vương quí phái, ông cũng đã có lần
tháp tùng với vị tỉnh trưởng sở tại vào Cung An Định
hầu tứ sắc với đấng Từ Cung. Thời tản cư về, sau
khi toàn bộ cơ ngơi dã bị thiêu rụi vì chiến tranh,
cảnh nhà sa sút, gia đình ông đã được về trú ngụ
tạm trong Tôn Nhơn Phủ. Ông Huân luôn luôn hãnh diện về
gia thế, và trong lòng luôn luôn canh cánh nỗi niềm khi
nghĩ đến nhà vua.
Thế
mà giờ đây, một thằng bần dân, đã có được cái
diễm phúc sắp làm chồng cô gái xinh đẹp, nết na của
ông, sắp được gia nhập vào gia đình quí phái của ông,
lại giở trò bôi bác, dám động chạm tới nhà Vua. Với
ai khác, ông có thể vì thời thế mà tha thứ, chứ với
thằng rể đã từng lui tới trong nhà ông, ông không thể
nào tha thứ được, nghĩa là cuộc hôn nhân này phải
được hủy bỏ.
Sau
khi kể tội Thời, ông bình tĩnh, buồn bã đứng lên. Ông
cắm nén hương trước bàn thờ tổ tiên, - nơi có để
hình ảnh của ông nội ông, ngồi trên chiếc ghế cẩn
xa cừ, trong phẩm phục triều đình với mũ cánh chuồn,
tay cầm hốt - suýt soa khấn khứa làm như bao nhiêu tội
lỗi bây giờ là do đứa con gái bất hiếu của ông gây
nên.
Trong
buổi cơm tối, bà Huân và Quỳnh Diên chỉ ngồi nhìn
nhau thở dài còn ông Huân bỏ ra trước hiên nhà, nơi
nhìn ra bờ sông. Sau đó khi trăng bắt đầu lên, ông trầm
ngâm ngồi uống rượu một mình, trong khi Quỳnh Diên khóc
mùi mẫn trên tay mẹ.
Trong
gia đình , ông Huân quyết định mọi chuyện và vợ ông
chỉ là cái bóng mờ đi bên cạnh ông. Bà thương con cháy
cả ruột gan nhưng kinh nghiệm trong suốt cả cuộc
đời làm vợ, bà biết bà không hy vọng gì xoay chuyển
được những quyết định đôi khi quá đáng của ông.
Thời,
người họa sĩ kém may mắn ấy là con út của ông nội
tôi, chú ra đời muộn khi ông tôi đã hơn sáu mươi. Góa
vợ năm ông năm mươi tuổi, ông già sống đơn độc
được gần mười năm, sau đó lại giở chứng kiếm một
cô gái già mới bốn mươi, lấy cớ là để trông nom nhà
cửa ruộng vườn, đi thâu tiền nợ và lo sổ sách lúa
gạo cho ông. Lão bạng sinh châu, ở ngoài tuổi sáu mươi
ông còn làm cha được một chú nhóc khôi ngô, láu lỉnh.
Đúng
là cảnh cha già con muộn, khi chú Thời lên mười thì ông
nội tôi qua đời, và chú cũng đã dến tuổi vào trung
học nên bà nội kế tôi phải đem chú lên thành phố ở
với cha tôi.
Chú
Thời nhỏ hơn tôi vài tháng tuổi, và học chung một lớp
với tôi. Về mặt học hành chú không khá lắm, nhưng chú
vẽ rất đẹp, làm văn hay và viết thư tình cũng bay
bướm. Chú chạy nhảy, leo trèo nhanh như một con
sóc, ăn nói khôn ngoan, lanh lợi lúc nào cũng được lòng
thầy, bạn. Chính vì điểm sau này, tôi thấy ngay cha tôi
cũng dành nhiều tình cảm cho chú hơn là tôi, khiến cho
tôi đôi khi phải đem lòng ganh tị.
Cha
tôi là một người gia trưởng nghiêm khắc, lại luôn
luôn cho mình là người anh có bổn phận nuôi nấng, dạy
dỗ cho đứa em nhỏ khác mẹ sau khi cha đã mất. Tuy vẫn
cho mình mang trọng trách như vậy, nhưng mỗi buổi trưa
thứ bảy, sau một tuần làm việc cha tôi lại đến nhà
bạn bè trong những canh tổ tôm hoặc tài bàn, để mặc
hai đứa chúng tôi lang thang rong chơi cho hết hai ngày cuối
tuần.
Chưa
bao giờ cha tôi cho tôi được xếp ngang hàng với chú
Thời. Trong bữa cơm Thời ngồi kế cha tôi, rồi đến
anh tôi, còn tôi ngồi trên một chiếc ghế đẩu thấp
hơn chiếc phản ngựa, nghĩa là ở thứ hạng chót. Lúc
ấy là thời gian mới hồi cư, vật giá đắt đỏ, gia
đình cha tôi là gia đình công chức, đông con, đã bắt
đầu khó khăn, nhiều bữa ăn không được no. Chú Thời
là người ăn chậm, còn tôi là đứa háu đói; lúc Thời
chưa ăn xong chén cơm đầu tiên thì tôi đã xong chén thứ
hai…Cha tôi vẫn thường lo cho chú Thời, và khi thấy tôi
đưa chén về phía nồi cơm để tiếp tục chén thứ ba
thì ông đưa đôi mắt nghiêm nghị nhìn tôi, thế là tôi
rụt tay lại. Lúc ấy , chỉ là một đứa trẻ mới lớn,
tôi cảm thấy rất buồn lòng, nhưng sau này tôi khi lớn
lên tôi thấy thương xót cha tôi biết là chừng nào. Vã
lại, hồi ấy tôi không để ý cho lắm, nhưng tháng nào,
khoảng ngày rằm, bà nội kế tôi vẫn thường mang gạo,
nếp, sắn khoai, đôi khi một cặp gà và dúi vào tay mẹ
tôi mấy chục bạc gọi là tiền ăn cho chú.
Vì
là con nhà nghèo, tôi luôn luôn đến trường với cái túi
rỗng, nhưng chú Thời luôn luôn có tiền ăn quà vặt ở
nhà bác cai trường và chú không quên chia xẻ với tôi.
Ngoài tình máu mũ ruột thịt, tôi và chú Thời còn là
bạn thân chung lớp. Ở nhà, trước mặt mọi người
trong gia đình thì chúng tôi gọi nhau là chú cháu, nhưng
khi ra đường thì chúng tôi vẫn gọi nhau là mầy tao như
đôi bạn thân tình.
Khi
bà nội kế của tôi qua đời, chú không còn thiết tha gì
đến việc học, khi tòa hành chánh tuyển người, chú đã
thi vào làm thư ký và sau đó nhờ tài vẽ tranh chú được
chuyển qua ty thông tin. Trong thời gian này, chú vẫn còn ở
với gia đình tôi, còn tôi thì đã xa Huế. Những ngày
hè, khi về lại gặp chúù tôi đã gặp luôn Quỳnh Diên,
người yêu của chú. Sau khi hai người quen nhau, chú đã
không mấy khó khăn để được vào với gia đình Ông
Huân, vì ông và cha tôi thỉnh thoảng cũng có gặp nhau
tại nhà một người bạn chung trong canh “tài bàn”,”tổ
tôm”.
Sau
khi câu chuyện ngang trái giữa Thời và Quỳnh Diên xảy
ra, ông Huân đã tìm cách lánh mặt cha tôi và về
phần chú Thời và người yêu của chú, cảû hai đều đã
thúc thủ không phấn đấu nỗi với quyết định cay
nghiệt của ông Huân. Dù yêu Thời đến mức nào, Quỳnh
Diên cũng không thể bỏ nhà ra đi và Thời cũng không thể
nào chống trả được với định mệnh đã an bài.
Ít
lâu sau, tôi được cha tôi báo tin là chú đã bỏ việc
đi Saigòn, nhưng tôi đã nghĩ cha tôi đang che dấu
một điều gì, vì nếu vào Saigòn, chú Thời không thể
nào không báo tin cho tôi biết. Đúng như điều tôi nghĩ,
sau đó, qua một người bạn, tôi được biết chú được
người đưa về miệt Vân Dương và sau đó ra Bắc.
Năm
sau, tôi không biết thực lòng Quỳnh Diên đã quên được
Thời chưa, nhưng tin bà thím hụt của tôi đi lấy chồng
cũng đã làm tôi buồn suốt mấy ngày Saigòn bão rớt.
Sau đó, chạy theo cuộc sống, tôi gần như quên cả chú
Thời và nàng tôn nữ của chú.
Trong
những ngày đầu tháng năm, một nghìn chín trăm bảy mươi
lăm ở Saigòn, trong lúc tôi đang hoang mang cùng cực vì
thời cuộc diễn ra một cách quá mau lẹ, không ngờ, thì
một buổi sáng, một người đứng tuổi, áo chàm, dép
râu, nón cối, xắc cột bên hông, gõ cửa nhà tôi. Sau
một vài giây ngỡ ngàng, và dù đã bao năm xa cách, tôi
cũng nhận ra người đó là chú Thời của tôi. Tôi đã
vội vã ôm chầm lấy chú, và hỏi đi hỏi lại một câu
hỏi:
-Chú
Thời phải không ? Chú Thời phải không ? Vào đây, vào
đây !
Thời
ngần ngại, rụt rè bước vào nhà và việc đầu tiên
của chú là đưa mắt quan sát gian phòng khách trống
trải của tôi, sau đó mới ngồi xuống chiếc ghế gỗ
kê sát tường.Tất cả đồ đạc trang bị ở phòng khách
của tôi đã được người ta đến dạm mua, dọn đi từ
mấy hôm trước. Vợ con tôi, sau khi được tôi giới
thiệu về chú Thời đã tự động rút ra nhà sau.
Những
năm tháng dài quá nhiều thay đổi có lẽ đã gây ra nhiều
khoảng trống cách xa giữa Thời và tôi, nên sau những
lời chào hỏi, nhìn lại hiện tại, tôi không biết phải
mở lời nói chuyện với Thời như thế nào. Chú Thời
của tôi, so với những ngày trước có gầy đi nhiều,
khuôn mặt Thời xanh xao và có vẻ trầm ngâm chứ không
còn vẻ lanh lợi, tươi tắn như hồi nào.
Sau
khi tôi từ chối điếu thuốc từ tay Thời, chú chậm rãi
bật lửa, từ từ nhả khói. Gặp tôi, hình như chú muốn
nói hết những điều chú ấp ủ bấy lâu nay mà chú
không biết nói với ai. Thời cho biết, trên đường vào
nam, Thời đã ghé Huế thăm lại bà con và nhất là cha mẹ
tôi, và theo chú, mọi sự đều thay đổi, không còn gì
như trong trí tưởng tượng mà bao nhiêu năm qua chú vẫn
thường nghe qua tin tức.
Bỗng
tôi buột miệng hỏi Thời:
-Chú
còn nhớ Quỳnh Diên, cố nhân không ?
-Quỳnh
Diên ! Thời lặp lại tên người con gái, có vẻ trầm
ngâm một vài giây..Mười bảy năm, từ lúc tôi ra đi,
trong lòng tôi vẫn ôm một mối hận, hận người thì ít
mà hận đời thì nhiều và trong suốt thời gian ấy tôi
chưa lúc nào quên được Diên. Nàng có sung sướng không,
cuộc đời trôi giạt về đâu. Những ngày công tác gian
khổ, bom đạn, sơ tán…tôi luôn luôn mang hình ảnh Diên
theo bên mình và tôi vẫn nghĩ rằng Diên cũng còn yêu tôi
như thế. Có lúc tôi nghĩ quẩn việc mình ra đi là một
điều thất sách, vì bất mãn chứ không phải vì lý
tưởng, do đó với trong những quan hệ và va chạm hàng
ngày lòng tôi không bao giờ cảm thấy yên ổn. Trước
ngày ra đi, có đêm tôi đã đến đứng thơ thẩn trước
ngõ nhà ông Huân,dưới cây đào mà tôi và Diên vẫn
thường hay leo lên đó, trước cái hàng rào bông cẩn dài
dằng dặc để nhìn vào nhà mong nhìn nàng một lần cuối
qua khung cửa sổ có ánh đèn vàng như một thằng con trai
lần đầu biết yêu. Nhưng đối với tôi, sau khi mẹ qua
đời và sau khi mất Quỳnh Diên, tôi thấy không còn tha
thiết gì trên cõi đời này nữa, tôi muốn đi thật xa,
muốn chết rấp ở một chốn rừng thiêng nước độc
nào cho xong.Thế mà qua bao nhiêu bom đạn, ốm đau tôi vẫn
còn sống mà bò về đây, kể cũng lạ.
-Chú
đã lập gia đình ?
-Một
lần. Tôi nghĩ, lấy vợ, có con, sống một cuộc đời
tầm thường ở một cái xó xỉnh nào đó, rồi mình cũng
sẽ quên tất.Nhưng vợ thì do cơ quan xếp đặët, vì
thương hại hơn là yêu, con thì không có. Tôi làm nghề
phóng viên chiến trường, đi từ Lào Cai tới Gio Linh,
nhưng tuyệt đối không ai cho vào B, vì có lẽ họ cũng
phong thanh biết động lực tham gia cách mạng của tôi
cũng không có lý do gì xác đáng. Thôi mà như thế cũng
xong!
Trở
về nam, tôi không ngờ cuộc đời lại có nhiều oái oăm,
oan nghiệt như thế.Trong lòng tôi vẫn nghĩ lại chút tình
cũ nghĩa xưa và dù thế nào đi nữa, tôi cũng phải ghé
lại thăm gia đình Diên, không phải trong tư cách một
người chiến thắng, mà là một kẻ chiến bại - Thời
mỉa mai -Bà Huân tiếp tôi lạnh nhạt, một thưa hai bẩm
như với một cán bộ cấp cao với giọng đầy oán hận,
vì như anh đã biết ông Huân đã chết trong trận tổng
công kích Mậu Thân, xác còn chôn trong vườn mà bà không
muốn cải táng đi nơi khác, chồng của Quỳnh Diên thì
tử trận tại Nam Lào, để lại cho nàng hai đứa con
dại.Thơ thẩn trên thềm nhà cũ, tôi vô tình buột miệng
hỏi đến cây đào trước ngõ nay chỉ còn lại cái gốc
phủ đầy cỏ dại thì bà Huân cay đắng “ người cũng
chẳng còn nữa, hỏi chi tới cây!”. Cơ sự như vậy mà
tôi lại muốn tìm về cảnh cũ người xưa thì anh nghĩ
có điên không ?.
Về
Huế, như kẻ hành hương về nguồn cội của mình, tôi
điên cuồng mất trí muốn đi tìm cho được người xưa.
Tôi vẫn biết rằng bây giờ mọi sự đã thay đổi nhưng
sao trong lòng tôi có một điều gì thôi thúc, tôi hành
động như kẻ mù quáng thiếu suy nghĩ. Sau khi gặp lại
bà Huân và biết được hoàn cảnh của gia đình Diên,
lòng tôi không khỏi ngậm ngùi chua xót, và hơn nữa đây
là một sự phũ phàng của định mệnh khiến cái vị thế
của tôi lúc bấy giờ trở nên lố bịch.
Vào
Saigòn, tôi bươn bả đi tìm Quỳnh Diên theo cái địa chỉ
trên mảnh giấy mà em gái Diên đã ái ngại trao cho tôi.
Manh giấy ấy tôi đã cất kỹ trong túi áo như một thứ
giấy tùy thân. Tôi cũng không biết rằng tôi đi tìm nàng
để làm gì, và ví như gặp Diên thì tôi sẽ nói
những gì, than thở khóc lóc như một đứa trẻ thơ cho
bõ những ngày nhung nhớ với hình ảnh nàng luôn luôn ở
trong tôi, hay ngậm ngùi nhìn nhau mà ứa lệ cho
một mối tình xa xưa khi hai người qua một thời gian dài
mới gặp lạ trong một hoàn cảnh quá éo le.
Tôi
đã đứng ở xa xa bên kia đường để ước tính chừng
một số nhà và cố hình dung ra những người có mặt
trong ngôi nhà đó, nhưng khi tôi bước qua bên kia đường
và đi thẳng đến ngôi nhà mang biển số tôi đã
thuộc lòng thì đó lại là một ngôi nhà khác mà cánh
cửa ra vào đã được khóa lại bằng một ổ khóa lớn..
Tôi
bỗng dưng nhổm người dậy và nói:
-
A ! Thế là Quỳnh Diên đi Mỹ rồi !
-Phải,
tôi đã tìm đến ban quân quản Quận thì họ cho tôi biết
chủ ngôi nhà ấy đã bỏ trốn đi nước ngoài, căn nhà
đã được tiếp quản, nhưng chủ nhà đi nước nào thì
họ không rõ. Để khỏi bị hỏi han lôi thôi, tôi chỉ
nói cho họ biết đó là nhà một bà cô họ xa.
Tôi
đã đi qua lại ngôi nhà ấy nhiều lần, đôi lúc muốn
dừng chân hỏi thăm một người hàng xóm đôi điều về
người thiếu phụ chủ căn nhà khóa kín nhưng cuối cùng
tôi đành bỏ cuộc.Đôi lúc tôi cũng không hiểu tôi đang
làm gì nữa, và tôi hành dộng theo một bản năng rất
khó hiểu.
-Không,
điều đó cũng dễ hiểu thôi ! Tôi chen vào đểû an ủi
Thời.
Hút
hết gần năm sáu điếu thuốc và cạn bình trà, tôi chưa
kịp mời chú ở lại dùng cơm trưa thì Thời đã đứng
dậy cáo từ.
-Thế
bây giờ chú đi đâu ?
-Họ
đã sắp xếp chỗ ăn ở cho tôi ở Hội Nhà Văn ở đường
Nguyễn Du. Tuần sau, tôi xuống Cần Thơ, rồi chú cháu
mình thế nào cũng gặp nhau lại.
Bắt
tay tôi lần cuối khi còn đứng ở ngoài cổng nhà, lần
nay Thời thực sự xúc động. Chú nhìn tôi khá lâu và
đột nhiên chú nói, giọng có vẻ bùi ngùi:
-Có
lẽ phải lâu lắm chú cháu mình mới gặp nhau lại.
Nhìn
dáng đi của Thời có vẻ hấp tấp như trốn chạy một
điều gì. Chú tránh tôi, một thằng cháu, một đứa bạn
thân tình mà bây giờ số phận của kẻ thất trận như
cá nằm trên thớt, hay chú tránh một đoạn đời đã để
lại nhiều kỷ niệm khó quên.
Sau
này khi tôi bị tập trung ra bắc, có lần mẹ tôi ra thăm
tôi tận Bắc Thái, bà cho biết tin Thời được điều
động đi Kampuchia, bị mất một chân vì mìn cá nhân.
Cuối cùng Thời an phận trở lại Thanh Hóa sống với
người vợ chú đã kết hôn trong thời gian ở Bắc.Từ
đó tôi không còn nghe gì về tin tức của Thời nữa.
Kể
lại chuyện này, tôi chỉ lo ngại có một điều là câu
chuyện này có một lúc nào đó sẽ xuất hiện dưới mắt
của Quỳnh Diên. Bốn mươi năm rồi, hai người đã có
hai cuộc sống riêng quá cách biệt, công bình mà nói, nếu
có, nỗi đau của cô Diên ngày xưa chắc đã qua, nhưng
vết thương của Thời, tôi nghĩ hãy còn đau đớn lắm
mỗi khi trời trở nắng, chuyển mưa…
HUY-PHƯƠNG