LỆ
THƯỜNG
Biên
soạn đề tài này, ngoài những sách tham khảo đã liệt
kê, chúng tôi có sử dụng số lớn tư liệu, nhờ bạn
bè ghi chép qua nhiều năm, tại các thư viện Cam Túc,
Thanh Hải và Tân Cương (Trung Quốc). Đó là những tư
liệu chủ yếu hình thành đề tài.
Rất
tiếc, những tư liệu gom góp được, chỉ đủ giới
thiệu “con đường tơ lụa” đoạn từ kinh đô Trường
An qua Hàm Dương theo hành lang Hà Tây đến ngả rẽ Đôn
Hoàng ra Dương Quan và Ngọc Môn Quan, xuyên Tây vực (nay
là tỉnh Tân Cương) để đến địa cầu vùng Trung Á Tế
Á. Lịch sử gọi đó là “đoạn phía đông của con
đường tơ lụa” .
Chúng
tôi đã cố gắng hệ thống mọi tư liệu ăn khớp với
niên đại và triều đại trong lịch sử Trung quốc. Những
chú thích trong sách, do người biên soạn tự chú, và cũng
chú ngay trong ngoặc đơn chứ không đánh số chú thích.
Về
thơ “biên tái” trích dẫn, bài nào sử dụng của tác
giả khác, chúng tôi đều ghi tên người dịch ngay bên
dưới bản dịch. Những bài không ghi tên, do người biên
soạn tự dịch. Nhân đây, chúng tôi có lời xin lỗi và
cảm ơn dịch giả Lê Nguyễn Lưu, vì đã trích dẫn một
số bài thơ biên tái trong “đường thi tuyển dịch” mà
không biết địa chỉ để xin phép trước.
Người
biên soạn
SÁCH
THAM KHẢO
Trung
Hoa thượng hạ ngũ thiên niên (2 tập) của Trần Thắng
Lợi (Nội Mông cổ nhân đân xuất bản xả 1998)
Đường
thi cố sự tục tập (tập 1) của Lật Tư (Trung Quốc
Quốc Tế Quảng Bá xuất bản xã Bắc Kinh 1988)
Quang
Minh Nhật Báo Bắc Kinh (số ra ngày 26.2.1985).
Nhân
Dân Nhật Báo Bắc Kinh (số ra ngày 13.4.1982).
Trung
Quốc Nhất Tuyệt của Lý Duy Côn (bản Việt ngữ của
nhiều dịch giả, NXB Văn Hoá Thông Tin Hà Nội 1997).
Đường
Thi Tuyển Dịch của Lê Nguyễn Lưu. (NXB Thuận Hoá 1997).
CĐTL qua sa mạc Taklamakan |
NGUYÊN
NHÂN LỊCH SỬ CỦA
CON
ĐƯỜNG TƠ LỤA
Trung
Quốc là nước có lai lịch dâu tằm tơ sớm nhất Thế
Giới. Truyền thuyết từ hơn 4.000 năm trước, thời Hoàng
Đế (lão tổ của người Trung Quốc), các nguyên phi đã
tự trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa và dạy dân mở mang
nghề này. Năm 1958, tại vùng Tiền Sơn thuộc huyện Thiệu
Hưng, tỉnh Triết Giang, người ta đã đào được những
di vật thời Tân Thạch Khí, trong đó phát hiện một
khung tre rất đặC biệt. Những phương pháp khảo sát
khoa học đã xác định được đây là bộ phận còn sót
của một khung cửi dệt tơ lụa thời cổ đại, một di
vật cách đây hơn 4.000 năm. Qua đó có thể xác định,
trễ nhất là từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã
có khả năng dệt tơ lụa.
Lịch
sử qua thời kỳ bán khai, trang phục đã trở thành nhu
cầu cấp thiết hàng đầu của toàn xã hội. Do đó mà
ngành nghề dâu tằm ngày càng được trọng thị. “Kinh
Thi” (tác phẩm thi ca lâu đời của văn học Trung Quốc)
cũng có không ít bài mô tả sinh hoạt trồng dâu, nuôi
tằm, dệt lụa của phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại.
Khoảng
2.500 năm trước, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 –
221 TCN), Trung Quốc đã có lượng tơ lụa bán ra nước
ngoài. Tới Tây Hán (206 TCN – CN 8) sản lượng tơ lụa
càng cao dư dùng trong nước. Một số lớn được các
thương nhân mở đường xuyên Tây Vực, đem bán tận Ba
Tư, Thổ Nhĩ Kì, La Mã, …. Qua việc mở đường buôn bán
tơ lụa từ Trung Nguyên đến các nước Trung Tây Á và
phương Tây, không biết từ lúc nào, còn đường được
mệnh danh là “Con đường tơ lụa”.
Tây
Vực là địa danh được hình thành từ thời Tây Hán.
Bao gồm hàng trăm tiểu vương quốc trải dài từ Tân
Cương đến vùng Trung Á Tế Á. Tức khu vực có địa
giới từ con đường Nam Bắc Thiên Sơn của Tân Cương,
vượt núi Thông Lãnh đổ về phía Đông và từ Đôn
Hoàng (Cam Túc) đổ về phía Tây. Tây Vực là vùng đất
con đường tơ lụa buộc phải đi qua và cũng là biên
cảnh giữa Trung Quốc với các dân tộc phía Bắc và Tây
Bắc. Vì an toàn lãnh thổ trước sự xâm nhập bên ngoài
và cũng vì muốn độc chiếm huyết mạch giao lưu Đông
Tây nên từ đời Hán – Đường, Tây Vực thường xảy
ra chiến tranh với những lực lượng quân sự hùng hậu.
Thậm chí có những cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ.
Trong khi dân tình, cảnh vật và khí hậu nơi đây so với
Trung Nguyên, có những bất đồng rất lớn.
“Con
đường tơ lụa” phát xuất từ Trường An (nay là thành
phố Tây An tỉnh Thiểm Tây) hướng về phía Tây, sau khi
qua nhiều sông núi và thành trấn, được chia thành ba lộ
tuyến: Lộ tuyến Nam từ phía Tây Nam Đôn Hoàng ra Dương
Quan đi qua Thạch Thành Trấn, Bá Tiên Trấn, Vu Điền Trấn
và tiểu vương quốc Sơ Lặc, sau đó vượt phía Tây núi
Thông Lãnh về đến Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì và đế quốc La
Mã. Lộ tuyến Bắc từ phía Tây Bắc Đôn Hoàng ra Ngọc
Môn Quan, men theo phía Nam chân núi Thiên Sơn đi về phía
Tây, qua Tây châu, Hán Luân Đài, đến các tiểu vương
quốc Khưu Từ và Sơ Lặc, sau đó cũng vượt núi Thông
Lãnh. Về sau, vì sự tính toán lợi hại của đường
đất, các thương nhân còn mở thêm một lộ tuyến mới
phía Bắc, tức cũng ra Ngọc Môn quan, nhưng theo phía Bắc
chân núi Thiên Sơn để đi về hướng Tây. Sau khi qua Đình
Châu và Y Ninh, tiếp tục về hướng Tây đến Hy Lạp,
Đông La Mã và Địa Trung Hải.
“Con
đường tơ lụa” được khai mở từ Tây Hán, hoàn chỉnh
vào đời Đường và được sử dụng suốt 17 thế kỷ.
Về sau do sự phát triển đường hàng hải, ít gian nan và
nguy hiểm hơn, nên con đường bộ xuyên suốt Đông Tây
này ngày càng ít được lưu tâm.
Do sự
thông thương của “Con đường tơ lụa”, những tinh hoa
văn hóa, kinh tế giữa Trung Quốc và các nước phương
Tây cũng giao lưu rất rộng rãi. Đầu tiên là mặt hàng
tơ lụa, đến thế kỷ thứ 4, khi kỹ thuật trồng dâu,
nuôi tằm, dệt lụa được truyền bá qua các nước Trung
Á và Tây Aù thì từ các mặt hàng mỹ nghệ khác đến
những phát minh khoa học như thuật in ấn, làm giấy,
thuốc súng, luyện thép, … của Trung Quốc cũng tiếp tục
theo “Con đường tơ lụa” truyền bá qua phương Tây.
Đồng thời những sản vật vùng Trung Tây Á như Bồ Đào
(Nho), Thạch Lựu (quả lựu), Hạch Đào (hạt điều), Chi
Ma (gai), Ba Thái, Mục Túc (hai giống rau quả), … cũng
theo ngã đường này lục tục đổ vào Trung Quốc. Cả
các ngành nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, âm nhạc,
vũ khúc, … qua đó, cũng ảnh hưởng nhau rất sâu đậm.
Thời
Tây Hán (khoảng 141 TCN), Trương Khiên đã theo “Con đường
tơ lụa) thông sứ Tây Vực, khám phá hàng trăm tiểu
vương quốc trải dài suốt mấy ngàn dặm thảo nguyên và
sa mạc, mở ra thời kỳ ngoại giao mới cho Trung Quốc.
Thời
Sơ Đường (Cn 624 – 649), Huyền Trang cũng theo “Con đường
tơ lụa” đi qua nhiều nước vùng Tây Vực, hành hương
đến xứ Phật Aán Độ. Trong khi nhiều giáo sĩ phương
Tây cũng theo đó, đưa giáo lý của nhiều tôn giáo khác
nhau đến Trung Nguyên.
Đời
Đường là thời kỳ phát triển cao độ của thi ca Trung
Quốc. Vùng đất Tây Vực là đề tài chính sinh động
giàu cảm xúc của nhiều nhà thơ đương thời. Hầu hết
các thi nhân đã cọ xác trực tiếp với cảnh sinh hoạt
và chiến tranh, những nỗi bi hoan ly hợp và cả cái chết
trên những địa danh dọc theo “Con đường tơ lụa” họ
đã sáng tác số lượng lớn các bài thơ giá trị được
mệnh danh “Thơ biên tái”. Một thành phần trọng yếu
làm phong phú nền thi ca đời Đường. Trong văn học sử
Trung Quốc, những nhà thơ này cũng được đứng riêng
thành một trường phái lớn gọi là “phái Biên Tái”,
đại biểu là Sầm Tham, Cao Thích, Vương Xương Linh, Lý
Ích, Trần Đào, ….
Thời
Nguyên Mông (khoảng CN 1218 – 1242), Thành Cát Tư Hãn rồi
đến các hậu duệ của ông (con trưởng Thuật Xích và
con thứ Oa Khoát Đài) cũng theo con đường tơ lụa chinh
phục nhiều nước Châu Aâu và đe dọa cả đế quốc La
Mã.
“Con
đường tơ lụa” được khai mở từ mối lợi của các
thương nhân, nhưng được hoàn chỉnh bằng vai trò lịch
sử trọng đại từ kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chính trị
bang giao và cả chiến lược. Đó là huyết mạch giao lưu
văn hóa văn minh Đông Tây suốt hơn 17 thế kỷ, khi nhân
loại chưa có đường hàng hải và hàng không.
Chương
I
TRƯỜNG
AN - KHỞI ĐIỂM CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
Trường
An (nay là thành phố Tây An, thuộc tỉnh Thiểm Tây), kinh
đô thời Hán Đường và cũng là khởi điểm của con
đường tơ lụa. Vào thời đó, Trường An là một thành
phố lớn nhất nhì Thế giới và cũng là trung tâm giao
lưu văn hoá kinh tế Đông Tây.
Vào
thời kỳ hưng thịnh của Hán Đường, sự qua lại giữa
các tiểu vương quốc Tây Vực và Trường An phải nói là
dập dìu. Đồng thời, Trường An là một thành phố có
mức sinh hoạt rất cao. Đây cũng là lý do mà các sắc
tộc Tây Vực, theo “Con đường tơ lụa”, đổ xô đến
ngụ cư. Qua những thời gian dài, hầu hết người Tây
Vực ngụ cư Trường An đều lấy họ Hán. Thậm chí rất
khó lòng phân biệt phong cách giữa người Trường An và
Tây Vực. Người nước Vu Điền nhập cư Trường An đã
cải họ Uất Trì. Danh tướng khai quốc công thần nhà
Đường Uất Trì Kính Đức (Uất Trì Cung) tổ phụ là
người nước Vu Điền Tây Vực nhập cự Trường An,
người nước Sơ Lặc cải họ Bùi, người nước Khưu Từ
cải họ Bạch. Chỉ có người nước Khương đa số vẫn
giữ họ Khương.
Người
Tây Vực nhập cư Trường An đương nhiên cũng đem theo cả
phong tục và nếp sinh hoạt của dân tộc mình và đã gây
ảnh hưởng lớn đến người Trường An, đối với các
dân tộc ở ngoại biên phía Đông Bắc, phía Bắc và Tây
Bắc Trung Quốc thời cổ đại đều được gọi chung là
người Hồ cho nên ngay từ thời Tây Hán, tại Trường An
đã có y phục Hồ (Hồ phục), phong màn Hồ (Hồ trướng),
thức ăn Hồ (Hồ thực), điệu sáo Hồ (Hồ địch), điệu
múa Hồ (Hồ vũ), …
Đời
Đường Huyền Tông, thiên hạ thái bình lâu dài, tại
Trường An có phong trào Hồ hóa rất thịnh, đương thời
không phân biệt giàu nghèo sang hèn, người ta thi nhau mặc
áo quần người Hồ, một loại trang phục ôm sát thân,
eo nhỏ, tay hẹp, trái ngược hẳn với trang phục truyền
thống Hán Tộc. Sau loạn An Sử, người Hồi Hột (sau cải
danh là Hồi Cốt) nhập cư Trường An càng đông. Nhân đó,
lối trang phục bó sát người của người Hồi Cốt cũng
lưu hành tại Trường An khá phổ biến.
Nhà
Đường mất không lâu, bà Hoa Nhị Phu nhân (họ Từ), ái
cơ của Tiền Thục chủ Vương Kiến, có viết đề tài
“Cung từ” với hơn 100 bài thất tuyệt. Trong đó có
một bài mô tả sinh động và sâu sắc những cung nữ đời
Đường với trang phục Hồi Cốt.
宮
詞 花蕊夫人
明朝腊日官家出
随駕先須點内人
回鶻衣装回鶻馬
就中偏称小腰身
Âm:
CUNG
TỪ
Minh
triêu lạp nhật quan gia xuất
Tùy
giá tiên tu điểm nội nhân
Hồi
Cốt y trang Hồi Cốt mã
Tựu
trúng thiên xưng tiểu yêu thân
Hoa
Nhị Phu nhân
Dịch:
LỜI
TRONG CUNG
Buổi
sớm nhà vua đi chủ tế
Dập
dìu cung nữ hộ xe loan
Aùo
quần Hồi Cốt ngựa Hồi Cốt
Diễm
kiều đưa đẩy chiếc eo thon.
Bài
thơ mô tả buổi sớm của một ngày lễ (theo Nông lịch
là mồng 8 tháng 12), nhà vua xuất cung đi chủ tế. Các
cung nữ hộ giá xe vua đều cưỡi ngựa và mặc trang phục
tộc Hồi, phô bày những chiếc eo thon trông rất đẹp.
Thế nhưng trong sâu xa của bài thơ, tác giả nhằm cảnh
giác phong trào Hồ hóa của người Trung Nguyên, có thể
làm mất phong cách của truyền thống Hán Tộc.
Thực
phẩm của người Hồ theo “Con đường tơ lụa”, đưa
vào Trường An cũng được đón nhận rộng rãi. Theo lịch
sử ghi chép thì, từ Đường Huyền Tông trở đi, nhà bếp
của các đời vua và của cả quan viên đều có sẳn chất
liệu và gia vị để nấu những món ăn người Hồ. Tại
phường Phụ Hưng, phía Tây Bắc thành Trường An cũng đã
xuất hiện những quán ăn của người Hồ với những món
đặc thù nổi tiếng khắp kinh thành thời bấy giờ.
Rượu
nho (bồ đào) của các sắc tộc Hồ đưa vào Trung Nguyên
cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Từ Tây Hán, đã có rượu
nho của các nước Đại Uyển và Khưu Từ đưa vào Trường
An. Đến đời Đường có thêm rượu nho của Ba Tư và
Cao Xương càng gây chấn động khắp kinh thành. Đường
Thái Tông, sau khi diệt nước Cao Xương, có đem giống nho
của Cao Xương về trồng ngay trong vườn thượng uyển.
Khi thu hoạch nho, cũng theo phương pháp của Tây Vực để
làm rượu. Đó là rượu nho Tây Vực đầu tiên được
chưng cất tại Trường An. Tại Khúc Giang, một thắng
cảnh du lãm phía đông thành Trường An, từ thời Sơ
Đường đã xuất hiện những quán rượu của người Hồ,
có những cô gái Hồ trẻ đẹp trông coi quán và có cả
những vũ nữ ca múa các giai điệu của sắc tộc Hồ.
Tương truyền đây là những nơi hết sức quyến rũ đối
với các thi nhân đương thời.
Tháng
10 năm 1970, tại Hà Gia Thôn (phía Nam Thành Trường An cũ),
trong khi lấy đất làm gạch ngói, người ta đã phát hiện
hai kho văn vật chôn cất từ đời Đường. Số văn vật
tổng cộng hơn 1.000 món, trong đó đồ vàng bạc chiếm
270 món. Qua nghiên cứu địa điểm khai quật nằm ở
phường Hưng Hóa của thành Trường An đời Đường. Vị
trí khai quật là nềân xưa của Bân Vương phủ. Do đó
có thể khẳng định những bảo vật này là sở hữu của
Bân Vương Lý Thủ Lễ, anh ruột của Đường Huyền Tông.
Cũng qua nghiên cứu, trong số văn vật này, có không ít
món là cổ vật của Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp, La Mã, … Đặc
biệt nhất là chiếc chén đầu trâu bằng mã não là cổ
vật của Ba Tư. Tất cả đều theo “Con đường tơ lụa”
đưa đến Trường An vào đời Đường (khoảng CN 590 –
627).
Trở
lên tất cả là những tư liệu và sự kiện cho phép
chúng ta khẳng định ngay từ thời Tây Hán, Trường An đã
là khởi điểm của “Con đường tơ lụa”.
Phụ
nữ Trung Nguyên đời Đường trong trang phục thuần túy
Hán Tộc, tay cầm hoa Mẫu Đơn.
Thiếu
nữ Trung Nguyên đời Đường trong trang phục người Hồ,
tay cầm chim Anh Vũ.