Ngày tháng trôi đi thật nhanh. Mới đó đã là đêm cuối năm. Gió đang se lạnh dần, vi vu thổi qua cành cây kẽ lá. Những hàng giây chuổi ngọc trong chậu được treo lủng lẳng hai bên giàn gấc như cũng bị lung lay, chao động . Tôi choàng thêm chiếc áo ấm lên mình. Không hiểu có phải đó là hiện tượng thấm lạnh thông thường của thời tiết vào độ sắp giao mùa hay do lòng mình tự cảm, vì nỗi bị mất quê hương, xa thân bằng quyến thuộc. Nỗi xót xa, ray rứt, lạnh lẽo đó dường như cứ quay về bao phủ tâm hồn tôi mỗi độ Xuân về.
Hồng, Sơn, Đạt và tôi đang nhâm nhi rượu chát bên khu vườn nhỏ sau hè, đồng thời cũng vừa để ngắm những chậu hoa kiểng đang kết lộc, đâm bông. Những cành lan, quỳnh, cúc trên bàn và xung quanh đã đến thời kỳ rộ nở ngát hương, màu sắc rực rỡ. Mùi thơm của hoa như đang tõa ngát, chan hòa trong không gian mù mờ, tĩnh lặng. Hằng trăm trái gấc trên giàn cũng đã trở màu đỏ sậm. Hồng cho biết thời tiết năm nay tốt, rất thích hợp với loại cây gấc mà hắn trồng trọt, nên chúng kết trái quá nhiều. Nhiều đến độ ngoài sự ức đoán, tưởng tượng của chính Hồng.
Anh em quen biết ở đây đều xác nhận Hồng là tay có kiến thức, hiểu biết nhiều về việc chăm sóc cây trái, vườn tượt. Nhờ đất rộng, nên hắn đã trồng đủ các loại cây trái, thậm chí cả các loại rau thơm, bầu bí... Cây trái quá nhiều, ăn không hết, nên cứ cuối tuần là Hồng đem tặng, chia sẻ với những gia đình thân hữu, bà con.
Hơn năm tháng trước Hồng cũng đã nói với tôi là bảo đảm năm nay Hồng sẽ có gấc tặng thân hữu và có thể bán bớt để lấy tiền mua rượu nhâm nhi. Sự tiên liệu khẵng định ấy quả thật không sai. Đạt, Sơn đã đếm thử và cho biết hiện giờ trên giàn còn hơn 90 quả gấc đã trỗ màu chín đỏ dần với hơn 30 trái võ còn ửng xanh. Có nhiều quả nặng hơn 3 pounds trông giống như những trái mít tố nữ lớn. Tôi vừa châm thêm một điếu thuốc, uống cạn ly rượu thì tiếng chuông điện thoại reo vang. Thì ra Hùng đang gọi:
- Anh đã ngủ chưa hay còn đang còn chạy lông bông ngoài phố?
- Mới 11 giờ tối mà. Bộ mi tưởng tao là gà vịt, chim chóc hay sao mà ngủ sớm. Tao và Đạt cùng Sơn đang nhậu tại nhà Hồng. Vợ hắn về Sài gòn thăm gia đình. Hồng thấy lẻ loi, nên gọi bọn tao tới nhà hắn lai rai trước giao thừa. Hắn tiếc là mày bận đi làm, nên hắn thiếu mất đi “ông thầy luôn thương yêu dể tánh” với thuộc cấp.
- Tôi vừa về, đang ngồi tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ đường American Way. Anh chạy đến nói chuyện phào với tôi một chút được không? Giọng Hùng có vẽ trầm nhẹ, man mác buồn.
- Anh Hùng kêu anh đó phải không? Cả Hồng và Sơn tò mò nhìn tôi và hỏi trong khi tôi còn đang phân vân, chần chờ.
- Phải. “Me xừ Hùng” đang ngồi ở Freedom Park và muốn tao ra đó cho có bạn. Tôi khẻ đáp.
- Anh ấy thường đem hoa đến đó thắp nhang và tưởng niệm. Đặc biệt là vào dịp cuối năm. Chẳng bao giờ anh ấy quên lãng việc làm thiêng liêng, biểu lộ thâm tình với những người đã khuất. Đó là một trong những ưu điểm mà tôi và anh em luôn quí mến ảnh, bởi trước 75 tôi và Sơn cũng đã từng là sỉ quan thuộc cấp của ảnh. Hồng thổ lộ.
- Thôi anh ra với cậu Hùng đi. Tôi cũng phải về lo việc cúng đêm giao thừa. Đạt tiếp lời. Hắn và Hùng là bà con cô cậu. Tuy vai vế khác nhau nhưng tuổi chẳng chênh lệch bao nhiêu, lại ở gần nhau, gặp gỡ hằng ngày, nên 2 người cũng xem nhau như tri kỷ.
- Tôi cho Hùng biết là khoảng 10 phút nữa tôi sẽ có mặt. Giờ này, các tiệm buôn, quán ăn... đã hoàn toàn cửa đóng, then cài. Đường Beach và đường Westminster đã trở nên vắng vẻ, không còn nhộn nhịp như mọi ngày thường. Xe cộ thưa thớt, thỉnh thoảng mới thấy một vài khách bộ hành lẻ loi.
- Anh đã ngủ chưa hay còn đang còn chạy lông bông ngoài phố?
- Mới 11 giờ tối mà. Bộ mi tưởng tao là gà vịt, chim chóc hay sao mà ngủ sớm. Tao và Đạt cùng Sơn đang nhậu tại nhà Hồng. Vợ hắn về Sài gòn thăm gia đình. Hồng thấy lẻ loi, nên gọi bọn tao tới nhà hắn lai rai trước giao thừa. Hắn tiếc là mày bận đi làm, nên hắn thiếu mất đi “ông thầy luôn thương yêu dể tánh” với thuộc cấp.
- Tôi vừa về, đang ngồi tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ đường American Way. Anh chạy đến nói chuyện phào với tôi một chút được không? Giọng Hùng có vẽ trầm nhẹ, man mác buồn.
- Anh Hùng kêu anh đó phải không? Cả Hồng và Sơn tò mò nhìn tôi và hỏi trong khi tôi còn đang phân vân, chần chờ.
- Phải. “Me xừ Hùng” đang ngồi ở Freedom Park và muốn tao ra đó cho có bạn. Tôi khẻ đáp.
- Anh ấy thường đem hoa đến đó thắp nhang và tưởng niệm. Đặc biệt là vào dịp cuối năm. Chẳng bao giờ anh ấy quên lãng việc làm thiêng liêng, biểu lộ thâm tình với những người đã khuất. Đó là một trong những ưu điểm mà tôi và anh em luôn quí mến ảnh, bởi trước 75 tôi và Sơn cũng đã từng là sỉ quan thuộc cấp của ảnh. Hồng thổ lộ.
- Thôi anh ra với cậu Hùng đi. Tôi cũng phải về lo việc cúng đêm giao thừa. Đạt tiếp lời. Hắn và Hùng là bà con cô cậu. Tuy vai vế khác nhau nhưng tuổi chẳng chênh lệch bao nhiêu, lại ở gần nhau, gặp gỡ hằng ngày, nên 2 người cũng xem nhau như tri kỷ.
- Tôi cho Hùng biết là khoảng 10 phút nữa tôi sẽ có mặt. Giờ này, các tiệm buôn, quán ăn... đã hoàn toàn cửa đóng, then cài. Đường Beach và đường Westminster đã trở nên vắng vẻ, không còn nhộn nhịp như mọi ngày thường. Xe cộ thưa thớt, thỉnh thoảng mới thấy một vài khách bộ hành lẻ loi.
Đến bãi đậu, tôi bước xuống xe rồi đảo mắt nhìn quanh. Đèn đêm mù mờ, hiu hắt. Nếu thỉnh thoảng không có những chiếc xe tuần tra ra vào từ trụ sở ty Cảnh sát địa phương và tòa Thị chính tọa lạc kế cận thì có thể nói nơi đây giờ này sao hoang vắng quá. Tiếng gọi của Hùng vọng ra từ trong khuôn viên tượng đài:
- Tôi đang ở đây. Hùng - đang tựa lưng bên gốc cây phong - đứng lên đưa tay vẫy vẫy. Dưới thảm cỏ có vài lon bia và vài gói hạt điều, thịt bò ướp gia vị sấy khô.
- Sao giờ này mà mi còn ở đây, không chịu ở nhà lo giúp vợ sắp xếp bàn cúng gia tiên.
- Trên đường đi làm về, tôi muốn ghé lại đây để dâng hoa, thắp một nén nhang cho bức tượng 2 người tử sĩ, rồi ngồi đây với họ một chút để tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân.
- Tao hiểu mày là kẻ có lòng và yêu thương quân đội, chiến hữu. Nói xong, tôi ngồi xuống thảm cỏ bên cạnh người cựu quân nhân - suốt cả cuộc đời binh nghiệp sống chết với chiến trường, lửa đạn để bảo vệ đồng bào, quê hương.
Từ xa, một người già mặc áo trận đang đạp xe chầm chậm hướng về tượng đài. Ông ta dựng chiếc xe đạp bên hàng rào rồi thông thả chống gậy, cà nhắc, cà nhắc từng bước, từng bước một lê gót đi vào. Trên tay người thương phế binh nọ - tôi suy đoán như vậy, là mấy đóa hoa hồng và một bó nhang. Ông ta trang trọng, nhẹ nhàng cắm hoa vào bình và bật lửa đốt hương gắn vào lư. Sau đó ông cẩn thận lùi về phía sau trong tư thế đứng nghiêm, đưa tay chào hình tượng hai người chiến binh Việt Mỹ đang trơ gan, phơi mình trong sương đêm, giá lạnh.
Tôi lặng lẽ theo dõi. Làm xong động tác chào kính, vị lảo giả kia cúi đầu trầm ngâm, mặc niệm. Hùng chăm chú nhìn và buông tiếng thở dài. Hắn cũng cúi đầu, có lẽ để che giấu, không muốn cho tôi thấy đôi mắt hắn đang từ từ ứa lệ. Trong giây phút tĩnh lặng đó, tôi tự nhiên thấy lòng mình dâng lên một niềm xúc động, ngậm ngùi...
Một lúc sau, người khách lạ lúc này dường như thấm lạnh nên kéo cổ áo khoác lên. Ông chậm rãi chống gậy lê bước ra về và không quên đưa tay chào từ giã chúng tôi. Hùng và tôi cùng đứng lên đáp lể. Sau khi ngồi xuống, Hùng móc túi lôi ra tờ giấy lau mặt, chùi vội qua đôi mắt, rồi từ tốn nói:
- Anh thường đi đó đây, chắc đã từng ghé thăm Bức Tường Tưởng Niệm Chiến Tranh VN tại thủ đô Washington DC?
- Có chứ. Không phải một mà năm bảy lần rồi. Tôi đáp xong, bật lửa mồi thêm điếu thuốc khác, hít một hơi dài rồi nhận lon bia Hùng vừa trao và im lặng chờ Hùng lên tiếng.
- Ngày trước khi còn lưu lạc tại vùng Đông Bắc, đôi khi tôi cũng có ghé qua Falls Church
gần thủ đô thăm thân nhân, nhưng chưa từng đến viếng được tượng đài đồ sộ, tráng lệ ấy, vì chưa quen đường đi, nước bước.
- Vietnam War Memorial cách điện Capitol và tòa Bạch ốc không xa. Cạnh đó là Vietnam Women's Memorial với tượng đồng của 3 nữ y tá mặc quân phục. Xung quanh họ là những chiến sĩ bị thương vì chiến trận đang phủ phục, nằm dài trên các bao cát, chờ tới phiên mình được chăm sóc, cứu chửa. Gần hơn một chút nữa là 3 tượng đồng nam quân nhân, gồm 2 người da trắng với một người da màu. Dường như đó là hình ảnh để tượng trưng cho một Thủy thủ, một Thủy quân Lục chiến, và một người lính Bộ binh. Chắc họ đang cùng hướng mắt, chăm chú nhìn về bức tường đá đen kia để tìm tên tuổi, đồng đội của mình, những người đã ngã gục trên các chiến trường miền Nam VN, trong các trận đụng độ ác liệt như tết Mậu thân, A Shau, A Lưới, Quảng Trị, Thừa Thiên, Đồng Tháp, An Lộc… Bức tường cao và rộng chi chít trên năm chục ngàn tên tử sĩ. Dưới chân tường người ta có thể thấy la liệt những bó hoa, hình ảnh kỷ niệm, mũ nón và thậm chí còn có cả huy chương, biểu chương, bánh kẹo... Tôi giải thích.
- Người Mỹ biết nghĩ đến, biết tri ân tử sĩ của họ một cách tốt đẹp như thế, sao người Việt Nam mình không thể thực hiện một bức tường đơn sơ, khiêm tốn hơn? Nơi đây được gọi là thủ đô của người tị nạn mà? Hùng nhìn sâu vào mắt tôi, thanh âm như đang nghẹn ngào, cảm xúc.
- Đất ở đâu, tiền bạc ở đâu? Nếu có, thì ai tổ chức, đoàn thể nào sẽ đủ khả năng dám đứng ra đảm trách việc thực hiện đồ án đó? Tôi hỏi ngược.
- Đồng bào tị nạn mình sang đây nhiều người kinh doanh thành công, nhiều người nổi tiếng giàu có. Chẳng lẻ họ không giúp, không tài trợ cho người mình làm công việc đầy ý nghĩa đó sao? Hùng dịu giọng, nói trong phân vân, ngập ngừng.
- Dĩ nhiên là có. Dĩ nhiên sẽ có nhiều mạnh thường quân sẵn sàng trợ giúp. Nhưng họ biết trao tiền cho ai, cho tổ chức nào thì họ mới yên tâm? Đoàn thể, tổ chức ở đây nhiều quá có thể nói là lạm phát. Vì vậy dể gây nên việc chia rẽ và đôi khi dường như còn đố kỵ, chống đối nhau. Trong tình trạng vàng thau lẩn lộn như vậy thì những người có lòng, những kẻ hảo tâm biết đâu mà lựa chọn việc ủy nhiệm, thực hiện dùm thiện chí của mình. Giúp tổ chức này thì sợ đoàn thể kia sẽ dèm pha, đàm tiếu hoặc trách móc. Ai mà dại gì bỏ tiền ra, rồi bị vướng chân vào chuyện thị phi như vậy?
- Rất tiếc là ở đây tự do quá. Ai nấy cũng tự cho mình là tài giỏi, hơn người. Do đó ý kiến của các đoàn thể cũng có nhiều dị biệt, rồi sinh ra tranh cải, thậm chí đôi khi chống đối, đả kích nhau. Hùng buồn bã buông lời, rồi xao xuyến, rồi lại gục đầu rơi vào , buồn bã…
Một lúc sau, người khách lạ lúc này dường như thấm lạnh nên kéo cổ áo khoác lên. Ông chậm rãi chống gậy lê bước ra về và không quên đưa tay chào từ giã chúng tôi. Hùng và tôi cùng đứng lên đáp lể. Sau khi ngồi xuống, Hùng móc túi lôi ra tờ giấy lau mặt, chùi vội qua đôi mắt, rồi từ tốn nói:
- Anh thường đi đó đây, chắc đã từng ghé thăm Bức Tường Tưởng Niệm Chiến Tranh VN tại thủ đô Washington DC?
- Có chứ. Không phải một mà năm bảy lần rồi. Tôi đáp xong, bật lửa mồi thêm điếu thuốc khác, hít một hơi dài rồi nhận lon bia Hùng vừa trao và im lặng chờ Hùng lên tiếng.
- Ngày trước khi còn lưu lạc tại vùng Đông Bắc, đôi khi tôi cũng có ghé qua Falls Church
gần thủ đô thăm thân nhân, nhưng chưa từng đến viếng được tượng đài đồ sộ, tráng lệ ấy, vì chưa quen đường đi, nước bước.
- Vietnam War Memorial cách điện Capitol và tòa Bạch ốc không xa. Cạnh đó là Vietnam Women's Memorial với tượng đồng của 3 nữ y tá mặc quân phục. Xung quanh họ là những chiến sĩ bị thương vì chiến trận đang phủ phục, nằm dài trên các bao cát, chờ tới phiên mình được chăm sóc, cứu chửa. Gần hơn một chút nữa là 3 tượng đồng nam quân nhân, gồm 2 người da trắng với một người da màu. Dường như đó là hình ảnh để tượng trưng cho một Thủy thủ, một Thủy quân Lục chiến, và một người lính Bộ binh. Chắc họ đang cùng hướng mắt, chăm chú nhìn về bức tường đá đen kia để tìm tên tuổi, đồng đội của mình, những người đã ngã gục trên các chiến trường miền Nam VN, trong các trận đụng độ ác liệt như tết Mậu thân, A Shau, A Lưới, Quảng Trị, Thừa Thiên, Đồng Tháp, An Lộc… Bức tường cao và rộng chi chít trên năm chục ngàn tên tử sĩ. Dưới chân tường người ta có thể thấy la liệt những bó hoa, hình ảnh kỷ niệm, mũ nón và thậm chí còn có cả huy chương, biểu chương, bánh kẹo... Tôi giải thích.
- Người Mỹ biết nghĩ đến, biết tri ân tử sĩ của họ một cách tốt đẹp như thế, sao người Việt Nam mình không thể thực hiện một bức tường đơn sơ, khiêm tốn hơn? Nơi đây được gọi là thủ đô của người tị nạn mà? Hùng nhìn sâu vào mắt tôi, thanh âm như đang nghẹn ngào, cảm xúc.
- Đất ở đâu, tiền bạc ở đâu? Nếu có, thì ai tổ chức, đoàn thể nào sẽ đủ khả năng dám đứng ra đảm trách việc thực hiện đồ án đó? Tôi hỏi ngược.
- Đồng bào tị nạn mình sang đây nhiều người kinh doanh thành công, nhiều người nổi tiếng giàu có. Chẳng lẻ họ không giúp, không tài trợ cho người mình làm công việc đầy ý nghĩa đó sao? Hùng dịu giọng, nói trong phân vân, ngập ngừng.
- Dĩ nhiên là có. Dĩ nhiên sẽ có nhiều mạnh thường quân sẵn sàng trợ giúp. Nhưng họ biết trao tiền cho ai, cho tổ chức nào thì họ mới yên tâm? Đoàn thể, tổ chức ở đây nhiều quá có thể nói là lạm phát. Vì vậy dể gây nên việc chia rẽ và đôi khi dường như còn đố kỵ, chống đối nhau. Trong tình trạng vàng thau lẩn lộn như vậy thì những người có lòng, những kẻ hảo tâm biết đâu mà lựa chọn việc ủy nhiệm, thực hiện dùm thiện chí của mình. Giúp tổ chức này thì sợ đoàn thể kia sẽ dèm pha, đàm tiếu hoặc trách móc. Ai mà dại gì bỏ tiền ra, rồi bị vướng chân vào chuyện thị phi như vậy?
- Rất tiếc là ở đây tự do quá. Ai nấy cũng tự cho mình là tài giỏi, hơn người. Do đó ý kiến của các đoàn thể cũng có nhiều dị biệt, rồi sinh ra tranh cải, thậm chí đôi khi chống đối, đả kích nhau. Hùng buồn bã buông lời, rồi xao xuyến, rồi lại gục đầu rơi vào , buồn bã…
Tôi lặng lẽ nhìn Hùng, nhìn tượng 2 người chiến binh đồng minh vẫn ngày ngày, đêm đêm giải dầu mưa gió. Đêm xuống sâu hơn. Thành phố chừng như ngủ yên trong im lìm, ngoại trừ vài chiếc lá vàng rơi, chao động cùng những lá cờ Việt Mỹ đang phất phơ, lững lờ bay bay theo gió.
Tôi im lìm chờ đợi, vì biết là người cựu chiến binh thâm trầm này sẽ bộc lộ thêm về nỗi niềm tâm sự của mình. Hùng bổng ngó lên nhìn tôi một cách chăm chú với ánh mắt sực sáng. Hình như hắn bất chợt phát hiện ra điều gì hoặc vừa suy gẫm được điều nào lý thú có thể giãi trừ vấn nạn:
- Đất không đủ rộng cho việc thực hiện một bức tường lớn để ghi tên những người đã khuất, tại sao mình không nghĩ ra cách khác đơn giản hơn trong phạm vi và hoàn cảnh hiện có? Chẳng hạn như gắn vài chiếc màn ảnh phát hình lớn trong khuôn viên này. Vào những ngày lể lớn hay cuối tuần, mình có thể chiếu audio, hay trực tiếp truyền hình buổi lể để tất cả mọi người trong, ngoài khuôn viên đều có thể theo dõi.
- Đó là một ý kiến hay, dể thực hiện. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn sẽ lôi cuốn nhiều người đến tham dự, thăm viếng. Hơn nữa, trong khi chờ đợi giờ khai mạc các cuộc hành lể, truy niệm, ban tổ chức hay cơ quan quản trị công viên có thể cho chiếu lại những hình ảnh sống động, sinh hoạt cũ, những tin tức thời sự mới liên quan đến cựu quân nhân, cựu tù...Tôi đáp.
- Anh may mắn được giải ngủ sớm, về làm việc nhàn hạ thuộc Bộ Tài Chánh, nên không thể tưởng tượng nỗi cảnh bi thảm, nhục nhằn… của những kẻ ngã ngựa oan ức như chúng tôi. Nếu không nghĩ đến cảnh vợ con đang trông ngóng ở nhà, có lẻ phần đông anh em chúng tôi đã tự sát để giữ tròn khí tiếc của sỉ quan QLVNCH. Oái oăm thay, bọn quản giáo CS phần đông đều là bọn dốt nát, hay trẻ tuổi, non dại chỉ đáng hàng con cháu mình.
- Tao cũng hiểu sự tàn ác của bọn “Vi Xi”. Chính má tao cũng bị bọn chúng đào hố chôn sống toàn thân, chỉ để ló lại cái đầu để thở vì tội chở cá khô, nước mắm… từ quê ra tỉnh bán. Khi bà sắp ngất đi, thì may đâu tên bí thư quận bộ và cô giao liên đến xem. Má tao thấy họ bèn kêu cứu. Tên bí thư bèn ra lệnh thả vì chính hắn và cô giao liên mỗi tuần đều đến nhà tao thâu tiền yểm trợ lực lượng Việt Minh. Em gái tao thì không may mắn như vậy Số là vào vào tháng 6 năm 1967, em gái tao tư Phan Rang về thăm ba má mỗi tháng theo thường lệ. Không may, lần này em bị VC chặn xe gần Vĩnh Hảo và bị ngay tên học trò củ của em, tên Phi người cùng quê, bắt vì tội dạy tiếng Mỹ cho học sinh.
- Anh nói, em của anh kém may mắn. Chẳng lẻ bọn chúng giết cô ta sao?
- Đúng thế. Chỉ sau 4 tháng kể từ ngày em ấy bị bắt, bọn chúng đã xử tử em tao. Mày biết bọn chúng giết em ấy như thế nào không? Chúng đã trói tay chân em rồi kéo ra một con suối cạn và dùng búa đạp đầu em cho đó khi em ngã quỵ, tắt thở. Hình phạt xử phạt đó còn tàn bạo hơn thời Trung cổ. Tao biết được là nhờ một cậu em 12 tuổi kể lại sau khi nó được thả về.
- Bọn chúng tàn ác, dã man đến như vậy khác với quân nhân chúng mình nhiều, thật nhiều. Tôi đã từng nắm tiểu đoàn nhiều năm, nhưng luôn tuân thủ tiêu chuẩn đối với tù, hàng binh địch theo tiêu chuẩn mà hiệp định Genève đã ấn định.
- Tao biết. Trong khi chờ đợi lệnh giải ngủ, tao với tư cách là phóng viên chiến trường cũng từng đi theo nhiều đơn vị tác chiến, để ghi nhận và tường thuật từ mặt trận. Có một lần, khi theo đơn vị cũ tham dự một cuộc hành quân lớn trong vùng Giồng Trôm, Mỏ Cày, Bến Tre, tao đã thấy cánh quân của tiểu đoàn này bắt giữ hơn 30 nử sinh tuổi độ 17, 18. Hôm ấy là ngày cuối tuần, nên họ về quê thăm gia đình. Sỉ quan an ninh đơn vị, sau khi hỏi cung, không dám tự quyết định thả. Anh muốn đưa họ về sư đoàn để thẩm tra thêm. Vị tiểu đoàn trưởng nhờ cố vấn Mỹ xin trực thăng để chuyển họ về hậu cứ vì trời đã tối. Giữ những cô gái này ở đêm thật bất tiện, nếu địch quân tấn công hay lính trấng của ông có thể có người giở trò bậy bạ.
- Thế rồi đơn vị kia giải quyết vấn đề như thế nào? Hùng hỏi.
- Anh sỉ quan Chiến tranh Chính trị đang phân vân thì ban cố vấn báo tất cả trực thăng đều đang bận di quân nên không thể đáp ứng lời yêu cầu. Tao đã đề nghị đại uý Minh, tiểu đoàn phó, thả họ về với gia đình để đạt tiếng tốt, vì nơi đây vốn là vùng “nửa nạt, nửa mở”. Sau khi được tự do, các em đều mừng ra mặt. Có nhiều nử sinh còn tươi cười chạy đến líu lo cám ơn các cấp chỉ huy đơn vị và toán cố vấn.
- Hai năm trước, tao đã đến thăm một vị tướng vốn là cựu chỉ huy trưởng Pháo binh Quân đoàn 3. Ông này sống ẩn dật trong một căn chung cư và hành nghề thợ hàn xì tại Foxborough gần Boston. Vị tướng họ Đào nổi tiếng trong sạch, hiền hoà này, luôn cho rằng mình còn gặp may hơn nhiều chiến hữu khác vì được sống an vui trên vùng đất hoàn toàn tự do. Ông nói: “il n’y a pas de sot métier” mà, phải không em? Mình sang xứ người, có công ăn việc làm, không nhờ cậy vào sự trợ giúp an sinh xã hội nào của đất nước cưu mang mình là đủ thấy thanh thản, sung sướng rồi. Tôi thật chẳng thấy có điều gì phải tán thán. Tôi còn kể cho Hùng nghe về hoàn cảnh của Trung tá Tạ Tỵ - một hoạ sĩ tài ba, nguyên Trưởng khối Kế Hoạch của Cục Tâm Lý Chiến, sang đây phải đi quét đường với mức lương tối thiểu. "Trâu chậm uống nước đục" mà phải không Hùng?
Hắn như hiểu ra ý ngầm của tôi, mỉn cười tươi tắn hơn, rồi đốt cho 2 mỗi người một điếu thuốc.
Hai đứa vừa cạn hết lon bia thứ hai thì cô Hoàng - vợ của Hùng gọi hắn về chưn dọn cúng giao thừa. Sau mấy lời chúc mừng năm mới chúng tôi chia tay. Trước khi đi Hùng còn dặn tôi chiều mai đến nhà hắn để cùng khai vị bồ đào mỹ tửu đầu năm.
Trên đường trở lại phòng trọ, tôi cứ thấy cảm thán cho những chiến hữu đã bị tù đày, trong tủi nhục, gian lao. Vì sang đây muộn màng, tuổi đời đã tương đối lớn, hơn nữa họ phải lo cưu mang, lo tạo cuộc sống mới, nên phần đông đều tự quên cái tôi mình để chấp nhận những công việc có thể nói là quá khiêm tốn.
Hắn như hiểu ra ý ngầm của tôi, mỉn cười tươi tắn hơn, rồi đốt cho 2 mỗi người một điếu thuốc.
Hai đứa vừa cạn hết lon bia thứ hai thì cô Hoàng - vợ của Hùng gọi hắn về chưn dọn cúng giao thừa. Sau mấy lời chúc mừng năm mới chúng tôi chia tay. Trước khi đi Hùng còn dặn tôi chiều mai đến nhà hắn để cùng khai vị bồ đào mỹ tửu đầu năm.
Trên đường trở lại phòng trọ, tôi cứ thấy cảm thán cho những chiến hữu đã bị tù đày, trong tủi nhục, gian lao. Vì sang đây muộn màng, tuổi đời đã tương đối lớn, hơn nữa họ phải lo cưu mang, lo tạo cuộc sống mới, nên phần đông đều tự quên cái tôi mình để chấp nhận những công việc có thể nói là quá khiêm tốn.
PBTD