văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, January 31, 2013

Linh Phương * tóc em thơm mây khói Sài Gòn



  Mùi anh xin gởi lại cho người
  Tay níu vội khoảng trời xanh thương nhớ
  Mắt em buồn sầu vương mây khói
  Tóc em thơm mây khói Sài Gòn

  Bàn chân hồng in dấu nụ hôn
  Hương em đọng trên môi anh mãi
  Vẫn tiểu thư của thời trẻ dại
  Em hiền ngoan e ấp buổi hẹn đầu

  Mấy mươi năm mình lạc mất nhau
  Hội ngộ rồi em ơi đừng khóc ?
  Ôm thật chặt -siết vòng ôm thêm chặt
  Hơi hướm nào ngai ngái không tan

  Mùi anh xin gởi lại Sài Gòn
  Trao cho em dẫu đời còn xa cách
  Trao cho em một tình yêu duy nhất
  Anh giấu kín lâu rồi trong trái tim thơ

  Giữ nhé em ngày đợi -đêm chờ
  Tay níu vội giấc mơ chồng vợ
  Giữ nhé em mắt sầu vương mây khói
  Để tóc em thơm mây khói Sài Gòn



mh. hoài linh phương * như gió mùa Đông

tranh Trương Thị Thịnh












Ta yêu nhau một ngày
Rồi xa nhau trọn kiếp
Tình cao hơn núi đầy
Nên tình sầu thê thiết
Mất nhau rồi... sao anh?
Mùa đông dài vô tận
Trên giọt lệ tình xanh
Thơ em buồn lận đận

Hạnh phúc như vừa đây
Sao bỗng thành huyền thọai
Tình xa hẳn tầm tay
Có còn chi réo gọi?

Anh còn gì cho em?
Ngoài muộn màng, lở dở
Những mặn nồng chưa quên
Sao tình đau mấy thuở?

Không còn riêng nhau nữa
Tình biết gửi về đâu?
Mùa đông dài trong gió
Tôi lặng lẽ cúi đầu.


PHAN TẤN HẢI * GIỚI THIỆU SÁCH ‘VĂN HÓA GÌ ?’ CỦA TRẦN VĂN GIANG


Đó là một cuốn sách nên tìm đọc, nên lưu giữ. Không chỉ vì Trần Văn Giang là một người viết có tài, nhưng cũng vì không mấy ai trình bày sắc bén được như tác giả về một “nền văn hóa” đa dạng như thế ở quê nhà: đó là văn hóa chạy, văn hóa tham nhũng, văn hóa ru ngủ,  văn hóa cầm nhầm, văn hóa đaí đường, văn hóa ăn nhậu, văn hóa con nhái, văn hóa nói nhảm, văn hóa rọ mõm, văn hóa răn đe, văn hóa thích hàng ngoại... Và tận cùng, là câu hỏi “văn hóa gì” trong khi quê nhà đã bị nhà nước xã hội chủ nghĩa bóp cho méo tới không còn bao nhiêu hình dạng truyền thống.

Tuyển tập 21 bài viết, dày 340 trang tuy chủ đề về những nét “văn hóa kinh dị XHCN,” mang tới những tràng cười vì độc giả sẽ không chịu nổi những “văn hóa đảng bát nháo” với Lại Văn Sâm phiên dịch kiểu trật chìa, và cả những phẩn nộ khi thâý một quê hương đã biến đổi tàn hoại, nhưng cũng đầy những giây phút bùì ngùi khi đọc về những ngôi làng trong đó thiếu nữ Việt rủ nhau lấy chồng ngoại, và cả những thâm tình xúc động  khi đọc lời tác giả viết tặng các con nhân Ngày Phụ Thân.

Hãy xem Trần Văn Giang khắc họa về một xã hội ở quê nhà:

"Văn hóa con nhái: Khuyến khích dân tranh nhau phá các kỷ lục ruồi bu (để được ghi trong sách kỷ lục thế giới – world records / Guiness book): nồi phở to nhất thế giới, bánh chưng, bánh dầy to nhất thế giới, áo dài dài nhất thế giới, bình hoa lớn nhất thế giới, lá cờ lớn nhất thế giới… tốn 4 tỉ đô la để tổ chức 1000 năm Thăng long… toàn những cái to nhất, dài nhất, cao nhất, khủng nhất, hãi nhất… không hề giúp ích mảy may gì cho việc thăng tiến đời sống của dân.  Trong khi các vấn đề quan trọng cấp bách hơn như giao thông bế tắc, thiếu cơ sở phương tiện y tế tối thiểu, thiếu trường học, môi sinh bị hủy diệt, thiếu nước sạch để uống, thực phẩm nhiễm độc đủ loại… là chuyện mà dân được toàn quyền “tự lo"”  Đảng còn đang bận tiếp đối tác thương mại, tổ chức đại hội đảng, đề cử đại biểu để dân tha hồ lựa chọn, tuyển lựa hoa hậu…" (Cuốn "Văn Hóa Gì," trang 9)

Hay là chuyện Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết nói nhảm và rồi một sếp lớn khác ra điều kiện vòng ngực khi cấp bằng lái xe gắn máy cho phụ nữ, trích:

“Đứng đầu danh sách nói nhảm phải kể chủ tịch nhà nước kiêm danh hài Nguyễn Minh Triết lùn. 
Câu nói bất hủ của Triết lùn trước quan viên thông tín quốc tế ở Havana, Cuba là:

“Cu ba ngủ thì Cu ta thức!”...(...)


...Tuy nhiên lời của đ/c Trần Quý Tường nổi bật hơn lời của Triết lùn bởi vì nó quàng theo cái “lô gíc” thâm thúy, cái “tư duy” khoa học phân tách theo biện chứng Mác-Lê của con người cộng sản.  Đó là câu:

“Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc.”...”(Trang 32 và 37)

Nhưng vẫn có những chỗ tác giả Trần Văn Giang không sử dụng ngôn ngữ giễu cợt, thí dụ như khi ông nói nghiêm túc về chuyện ông Hồ Chí Minh dựa trên biên khảo của sử gia Sophie Judge-Quinn để nói rằng ông Hồ đã “cầm nhầm” bút hiệu “Nguyễn Ái Quốc” của LS Phan Văn Trường năm 1919, vì ông Hồ không đủ trình độ viết Pháp ngữ như thế (xem trang 93).

Và cũng rất mực nghiêm túc khi tác giả Trần Văn Giang đề nghị chữa bệnh nói ngọng đang trở thành dịch ở nhiều phần đất nước, trích:

"Muốn chữa nói ngọng thì phải nói cho chậm rãi để có thời giờ nghĩ và chỉnh các âm sai. Thầy giáo và bạn bè thân thiết có thể giúp đỡ rất hữu hiệu trong việc nhận diện các âm sai và sửa sai. Quan trọng nhất là sự kiên tâm, chịu khó luyện tập lâu dài. Ở Mỹ có những chuyên viên về sửa chỉnh ngôn ngữ (Speech Therapist / Speech Therapy) được đào tạo đặc biệt để giúp các công dân Mỹ có vấn đề phát âm Anh Ngữ như ngọng, cà lăm. Các tay chơi thể thao nổi tiếng như Bill Walton (basketball), Bo Jackson (football) bị cà lăm rất nặng khi họ mới xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn từ của các đài truyền hình thể thao phát hình các trận đấu giữa các trường đại học hoặc thể thao chuyên nghiệp. Thế mà chỉ sau một thời gian ngắn, nhìn thấy rõ là họ đã có thể trở thành người ăn bình thường, trôi chẩy khi họ đảm nhận các vai trò phân tích thể thao (sport analysts) cho truyền hình Mỹ trong các trận đấu..."(trang 114)

Hay khi tác giả Trần Văn Giang ngậm ngùi nhìn lại một thời nội chiến và rồi bây giờ, và chỉ nói là “rất buồn” mà vẫn không nỡ nặng lời với những kẻ “nối giáo cho VC,” trích:

"Có những “cựu” cảm tình viên cs, “hùa” viên cs (loại này rất đông đảo – Họ hầu như mù tịt về cs nhưng lại thích làm dáng cs; lọai “Nếu là chim tôi sẽ là bồ câu trắng / Nếu là hoa tôi sẽ là hoa hướng dương / Nếu là người tôi sẽ là người cộng sản…  Người quốc gia cỡ phó thường dân thôi cũng hiểu là cs không phải là bồ câu trắng; và cs cũng chẳng có ưa gì hoa hướng dương, hoa hướng âm gì ráo trọi!) thích và mơ tưởng thiên đường bánh vẽ cs; ăn cơm quốc gia thờ ma cs.  Đám đông này trước đây rất ồn áo, đã từng nhẩy múa điên cuồng theo nhịp đập trống bịp bợm của cs rồi bây giờ rất buồn; đành phải im lặng vì cái thực tế cs quá bẽ bàng làm họ không thể nói và làm gì hơn để biện minh cho cái sự kiện “bé cái lầm” của mình..." (Trang 119).

Nhưng tuyệt vời là hình ảnh những người mẹ, những người cha được kể lại trong tuyển tập của Trần Văn Giang. Trong đó tác giả kể về mẹ của ông trong bài viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2011:

"Mẹ là tình cảm dạt dào, là sự hy sinh vô bờ bến cho các con qua bao ngày tháng.Con có thể quên đi thù hận, ân huệ, hạnh phúc, bất hạnh, đói khát? của cuộc đời; nhưng con không thể quên Mẹ.  Bởi vì Mẹ là biểu tượng của gia đình, của tổ tiên giòng họ, của lịch sử, của dân tộc? là tất cả những gì quý giá nhất của con. Mẹ là sự kiên nhẫn, là bài học của sự chịu đựng, của sự hy sinh. Mẹ là nguồn an ủi khi con thất vọng, là sự nâng đỡ khi con vấp ngã, thất bại..." (Trang 208).

Và trong một bài do Trần Văn Giang sưu tầm kể về lòng hy sinh của người cha muốn con mình tiếp tục đi học, qua bài “Lá Thư Sai Chính Tả,” trích:

“...Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:

- Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.

Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay thầy.

"Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhìu lấm cố họch nge chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con".

Lá thư vọn vẹn có 45 chữ.

Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.

Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gởi gấm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết thư cho con.”
(Trang 335).

Thế đấy, những tràng cười, và những giọt nước mắt đã trải đều trên các trang giấy của tuyển tập “Văn Hóa Gì” của Trần Văn Giang.

Sách gồm có 21 bài, dầy 340 trang.  Tác giả Trần Văn Giang lần lượt mô tả cái văn hóa “lạ” mà csvn đang dùng để dần dà tiêu diệt nền văn hóa nhân bản dân tộc Việt Nam mà tiền nhân đã gầy dựng trên 4000 năm.

Nội dung gồm các bài: 1)-Văn hóa gì? 2)-Ngàn năm Thăng Long. 3)-Văn hóa nói nhảm. 4)-Con cháu các cụ. 5)-Văn hóa con nhái. 6)-Văn hóa cầm nhầm. 7)-Văn hóa ngọng. 8)-30 tháng 4. 9)-Tội ác và xã hội chủ nghĩa. 10)-Từ Nọc Nạn đến Cống Rộc. 11)-Khóc thi đua. 12)-Lậm Văn Sai. 13)-Người thợ mỏ Chí Lợi. 14)-Tiên sư bố. 15)-Huy chương chì. 16)-Tình cha. 17)-Mẹ tôi. 18)-Năm Thìn nói chuyện Rồng. 19)-Chân dung người phụ nữ Viêt Nam qua lịch sử. 20)-Nói tiếng Mễ. 21)-Lá thư sai chính tả (st).

Đây là một tác phẩm cần có trong mọi tủ sách của những người quan tâm về văn hóa Việt Nam.


Phan Tấn Hải

Cung Tích Biền * Đêm hoang tưởng


“Đạo là con đường.
Con đường vẫn đi, có phải đường là Đạo.”


I-
Phùng, tác người to lớn, da ngăm đen, tóc rễ tre, mắt một mí, bắp thịt cuồn cuộn, nom như một tượng đồng đen. Gia đình khá giả nhưng cha mất sớm, mẹ đi bước nữa. Phùng được người chú đem về nuôi, cho ăn học đàng hoàng. Năm Phùng mười lăm tuổi, người chú không may bị tai nạn chết, Phùng bắt đầu lêu lổng. Hai mươi tuổi đã bất mãn, khinh đời, lại muốn làm anh hùng cái thế. Cha Phùng thuở xưa là một võ sĩ, người cao to như vượn gấu, cuộc sống khá giang hồ; sau này Phùng lưu lạc nay đây mai đó với một sức khỏe hơn người, đô con như một lực sĩ.
Thuở Phùng còn bé, một thầy bói thấy tướng lạ, bảo với mọi người: “Thằng bé này bị phá tướng vì hai con mắt ti hí, lại lé, một âm một dương. Khuôn mặt này, dáng người này, nếu có được một đôi mắt to tròn, quang minh, sau này có thể làm đến tướng.” Về sau Phùng cũng làm đến tướng, có hàng đàn em út để sai khiến, nhưng là tướng cướp. Tướng cướp lừng danh một thời, được em út tôn là Đại ca.

Đứng trên mỏm đá cao chỗ lưng đèo, chiều sương núi. Đại ca nghe như buốt nơi bả vai; một vết thương khá sâu, bị đâm bằng một lưỡi dao lê, cách đây vài hôm từ một gã đầu gấu bảo vệ toán người đào đãi vàng trên đường chuyển vàng về xuôi. Đây là lần thất trận đầu tiên có vấy máu trong đời Đại ca.
Thấy đàn anh bị thương nặng bọn đàn em lo lắng. Đại ca mắng: “Không có gì quan trọng. Tao đã từng trút khỏi cái người phàm phu này vài lít máu chẳng hề đi đong. Hãy bình tĩnh, tin vào thủ lĩnh là tao đây; chúng ta mần ăn cú này trót lọt, ngon xơi là về xuôi tha hồ ăn chơi. Phải có vàng, thật nhiều vàng.”
Đại ca nâng ống nhòm quan sát vùng núi non. Chiều tà.
Phía tây, rừng cây khô trọc, những mảng xanh đã chết tự bao giờ, sườn núi dựng trơ màu đất, chỉ đá tảng khe nguồn khô khốc bày lòng ruột sỏi đỏ như máu. Trước khi dân đào đãi vàng tới đây, bọn buôn gỗ đã cưa ngang rừng, tàn phá cây cối không nương tay.
Đằng đông, con sông dài cắt ngang một thung lũng nhỏ, thảo nguyên hoang dã; ven sông những bờ lau trắng; một vài xóm nhà thưa thớt vườn tược, tường vôi, mái ngói. Tất cả chìm trong màn sương núi. Nhưng màn sương quá mỏng, quang cảnh đã bày ra một mặt đất bị đào ngang bới dọc, những đường hầm cong queo, những đường hình chữ chi, những hố tròn sâu như lòng giếng. Nó chằng chịt, khắp ruộng đồng, tận trong xóm làng. Dân đào vàng đã cày xới cả mả mồ. Đất mẹ, trở thành một khuôn mặt rỗ đậu mùa. Tất cả tím ngắt, rợn lòng.
Nhưng cái thế giới hoang phế buồn bã ấy bỗng quyến rũ cái nhìn tham lam hoang mị của Đại ca. Hắn thấy đâu cũng là vàng, giữa nước non vàng. Hắn mê mẩn tê dại, quên cả vết thương trầm trọng đang rỉ máu nơi vai. “Vào hàng đá nghỉ tạm, chờ bọn người xuống Hòn Dừng. Bọn này chắc có tí chút đó.” Đại ca ra lệnh.
Bọn họ trước đây gồm tám người, nay phân tán còn một bộ ba. Dưới quyền Đại ca có Nhị và Tam ca. Đại ca mang án tù mười hai năm. Bị giam cầm ba năm thì trốn trại tù. Nhị ca cũng là một tội phạm vừa mãn tù mấy tháng nay. Tam ca khả ái hơn, “con nhà” có học, cũng từng phạm tội; hôm ra tòa, tòa xét còn non trẻ, chưa thành tích mấy chỗ du côn giang hồ, chỉ dại dột theo đóm ăn tàn, tòa cho Tam ca hai năm tù treo. Về nhà Tam ca không chịu được tính khắc nghiệt của bố cùng sự nuông chiều chả để ý gì tâm lý của con trai của mẹ, Tam ca bỏ nhà theo Đại ca. Nhất định tự lập, nhất định thử lửa cái chí bình sinh của mình.
Đại ca thường đùa với Tam ca: “Mẹ kiếp, đã tù còn treo, làm thằng trai trẻ tốn một sợi dây thừng. Này hảo bằng hữu, vậy đệ cột sợi dây vào đâu để treo cái án tù?” Tam ca cười trả lời: “Treo vô chỗ cần cổ bố em.”

Nghề nghiệp bọn Tam ca là chặn dân đào đãi vàng trên đường về để cướp. Đây là một việc làm cực kỳ nguy hiểm, lại dễ vào nhà đá, nhưng bọn chúng cho rằng con đường ngắn nhất để vơ của, là tức tốc đổ máu tức tốc thu vàng tiền.
Từ nhiều năm nay cả một vùng bao la từ rừng núi đến trung du miền Quảng nam, Trung bộ – đất của tháp Hời, tượng đá xưa kia – đã xảy ra một hiện tượng ma mị, đáng kinh dị, là đâu cũng có vàng. Có nơi vàng trồi lên cả mặt đất. Như cơ thể con người dị ứng với vật thể lạ; lòng đất nơi đây dường như không chịu được cái sự để vàng trong bụng mình.
Dân bản địa bao đời lam lũ làm ăn trên nương rẫy khô cằn, nay trong đêm trăng lạnh lẽo bỗng thấy sáng rực hai bờ sông cát những giải vàng lấp lánh, rất nhiều vàng vụn lẫn trong bùn cát. Người ta bàng hoàng ngơ ngác. Khó tin vào mắt mình. Nhưng rõ là những bãi sông vàng. Vậy là bỏ ruộng nương cùng nhau hàng đoàn lớn bé trẻ già ra sông đãi lọc vàng từ cát.
Lại đào vào lòng đất. Lúc đầu một vài lỗ như lỗ huyệt. Sau, thành hào lũy. Ban đầu dân quê mùa bản địa mang vàng vụn đi bán; sau, có dân chuyên nghiệp từ tứ phương tới lập lò biến chế, tinh lọc vàng từ các tạp chất. Con sông tinh khiết bao đời đã ô uế đủ loại chất thải của người. Dòng sông mùa cạn đục ngầu hóa chất, có cả chất cực độc cyanua. Trân bò uống phải, lăn ra chết. Trẻ em tắm phải, mù mắt.
Nhiều nơi không phải công đào bới. Cúi lượm là có vàng. Một sớm mai ra vườn đào cái lỗ đất trồng cây bỗng nghe đầu lưỡi cuốc một tiếng cụp. Vàng. Cục vàng ròng to bằng cái triện son. Thỉnh thoảng trẻ chăn trâu cũng lượm được những cục vàng nho nhỏ ném nhau chơi trước khi bàng hoàng cất giấu.
Vàng đã trở thành một điều thiêng, làm người người mơ hoang, nhìn đâu cũng tưởng: “Dưới ấy có vàng;” kể cả dưới bàn thờ, giường ngủ, trong lòng ngôi mộ ông cố nội, giữa miếu thành hoàng, nơi gốc cây xanh em đang hái trái.
Từ đấy, trong mênh mông rừng núi vang vọng tiếng người, tiếng cuốc xẻng, cả tiếng máy xe đang đào ủi. Dân giang hồ tứ chiếng đổ về nhung nhúc. Xóm làng như trẩy hội. Lều trại mọc lên như nấm. Đầu làng chị nhà quê mở quán cà phê, cặp với anh thành phố mới mẻ nhập cái máy điện, thêm cái trò mục văn minh phim Hồng kông, hát karaoke, uống rượu tây; gà gáy sáng vẫn sáng choang ánh đèn cho những canh bài, những cuộc tình vội phía chái hè, dưới liếp lều căng tạm. Tiền bạc sáng lòa, vùi lấp trí óc người thôn dã; những chân tay chuyên cày sâu cuốc bẩm trở nên bất ngờ biếng nhác, đi rong rong ăn ké, chờ vàng nổi của rơi.
Vườn tược, đồi gò, nghĩa địa, cả những khu đất thừa của cơ quan, sân vận động, cũng khó thể lọt khỏi đôi mắt bọn khai thác vàng. Với cái giá thầu cao chưa từng mơ thấy, người ta đành lòng cho phép bọn lạ lẫm không bảo chứng, được tự do thăm dò, đào bới. Đó đây mộ chí khói nhang, do thanh toán nhau, do cực nhọc mà chết, hay khi quá mừng vui gặp phải một hầm vàng mà đứt đoạn gân máu, mà hui nhị tì bất ngờ.
Trong khói núi chiều xanh người ta mộng mị, nhà nhà hoang mơ; cõi thánh địa của huyền hóa, áp phe, tin đồn, dao búa, cúng lạy, chửa hoang; sáng nghèo trưa bỗng hóa giàu; sáng tươi vui ra đi, chiều đưa xác ma trở về. Niềm vui, âu lo, hạnh phúc, tai họa, thật khó phân ranh. Một cuộc địa chấn đảo lộn tận cùng thể xác tâm linh từ xó bếp tới bàn thờ.
Về mặt tâm lý, dân bản địa rất sợ nhặt được vàng cục, vàng khối. Cho rằng của phù vân, vàng linh của đất đai Hời. Trúng cú lớn quá, phát tài nhanh vù thì chẳng sống yên với đời. Sẽ chết bất ngờ, mọi cách. Chuyện kể về sự vụ này khá nhiều.
Một anh hãy còn trai trẻ, hôm đào đất đắp nền nhà vớ phải một cục vàng to như ổ bánh mì. Không tin điều dị đoan, anh ta tươi cười mang khối vàng nhặt được ra thành phố, bán được vô số tiền; mua cả xe tải vật dụng từ ti vi máy hát, cái tủ, bộ xa lông; lại mua thưởng mình một chiếc xe Dream cáu cạnh; ăn chơi mấy hôm rồi tự lái xe về.
Trên đường về anh ta rất khôn ngoan, không hề uống một cốc bia rượu; vậy mà tới chỗ ngã tư giao nhau giữa con đường nhựa và đường xe lửa, cái chắn báo có tàu đang chạy qua, cái đèn báo ngọn đỏ chạch nằm tòng teng trên cây ba-ri-e, anh chẳng thấy, chiếc tàu to đùng giữa ban ngày ban mặt cũng bị ma che, anh phóng Dream tốc độ James Dean, tông gãy cây chắn, xấn ngay bon vào lòng con khủng long phom phom. Chết tốt. Tàu đường sắt kéo xác anh đi mấy chục mét, lúc thịt xương anh thành bột, hết khả năng kéo mới thôi. Chiều hôm, cả làng ngơ ngác gáy lạnh.
Một chị đi tưng trong nắng chiều quàng xiêng bỗng nhặt được khối vàng khoảng mươi ký, tích tắc đứng ngây người như ma trồng, tích tắc chị la bớ làng bớ xóm ôi. Ôm cục vàng chạy về nhà, chị ngồi thất thần như quỷ đớp hồn, chờ đêm lên chị âm thầm mang cục vàng đặt lại chỗ cũ. Chị thắp một đám nhang khói van vái, rồi sụp lạy, cầu mong đất đai có hồn thiêng hãy bỏ qua sự vụ cho chị. Chị thề cùng trăng gíó cỏ cây thổ địa thành hoàng ếch nhái là chị không hề có lòng tham, chỉ tình cờ, nay của đất chị trả về cho đất.
Lại một ông luống tuổi, khá sành đời, nổi tiếng chúa đểu khắp vùng, chiều hôm đi thơ thẩn sang thăm đứa cháu nội; đường quê khập khễnh trượt té úp mặt trên đường; hai mắt trổ đom đóm vàng tanh; lúc lom khom bò dậy sao ông lại thấy chỗ cục đá bật ra một cục vàng bự quá thể. Nghĩ rằng trả vàng này lại cho đất đai vô tri thì vô lý quá; giữ lại làm của anh chúa đểu lại sợ tai vạ; trời muốn anh chầu trời thì trốn lên sao Hỏa anh cũng phải ăn cơm trời; cho nên trong đêm âm hao bóng núi anh nảy ra sáng kiến là chặt đục khối vàng ra nhiều cục nho nhỏ, như gói xôi cái bánh; anh giữ một ít làm của dưỡng già, còn bao nhiêu mang tặng kẻ thân quen mỗi người một ít, gọi là xả xui; chia đều cái chết; mỗi người chết một chút – nếu quả thực cục vàng Hời là bản sao của thần chết.


II-
Bọn tam ca làm ăn cũng khá trong nghề cướp cạn. Chúng thuộc hạng người thà đổ máu tức thì để có cái ăn chứ không chịu đổ mồ hôi dằn dai trong công việc lương thiện. Chúng đứng ngoài cái trường phái “lao động là vinh quang.” Kiểm điểm trên thế giới thấy rõ bọn này không là thiểu số.
Mà vàng chẳng để chúng yên thân. Lúc ra thành phố bán được vàng, là ăn nhậu, bài bạc, động đĩ, tự thiêu trong cái túi hoang lạc. Đâu lại vào đó. Chỉ bọn gái đĩ bia ôm hưởng được những phát tiền boa điên khùng, và bọn lái vàng đã ăn chặn đuôi đầu. Mấy bộ cốt khỉ lại trở về những quãng đường hiểm để tiếp tục nghề cướp cạn.
Về mặt nghề nghiệp, bọn tam ca rất tài tình. Phục kích kín đáo chỗ hiểm, tấn công thần tốc, thu nhanh biến lẹ; luôn đoán trúng phóc trong đám đông đang di chuyển ai là người hộ tống, là chủ, là người giấu vàng, ngay chị đàn bà giấu vàng chỗ cửa mình. Lần nào phục kích chúng cũng thu ít nhiều.
Chỉ một lần chúng tấn công nhầm vào hai ông cháu một thôn dân ăn vận đàng hoàng; đánh gục, chúng lục soát khắp người nạn nhân mà chẳng vơ được chút vàng nào ngoài màu vàng của cứt nạn nhân vãi ra khi bị đánh bất ngờ, đang mỏm cửa tử.
Chúng liên miên thắng trận, chỉ hôm kia bị thua tan tác trước một đoàn đào vàng được hộ tống quá hùng cường, có cả lựu đạn, súng săn, dao mác nhọn, có thể đâm thủng da heo rừng.
Bây giờ bọn tam ca đã vào trong một hang đá, cửa hang quay ra đường đi chính của đèo. Trong hang có đầy rác rưởi của bọn tới trước bỏ lại, những vỏ lon bia, đồ hộp, giày hư vớ thủng, xú cheng đồ lót, những áo mưa sau khi hành lạc, những bó nhang muỗi, cả những loại nhang thơm dành cho việc khấn vái dâng hiến niềm tin cho thần linh. Mùi ẩm tanh pha mùi rừng núi lan tỏa.
Bọn chúng nằm ngang dọc, phạch trần ngực áo tu rượu đế, nghe nhạc qua máy cát xét. Tam ca vốn có suy tư cuộc chiến tí chút, mở máy, máy phun ra từ khi trăng là nguyệt, tôi nghe đời vỗ về tôi. Đại ca phẹt một bãi nước bọt, nổi cáu rủa đổng mẹ kiếp, đời nó toàn bộ ỉa đái lên cái thân phận rách nát của tao chớ vỗ về cái chi. Tam ca phân giải đây là nhạc sĩ nói ví mà Đại ca. Đại ca mắng: “Dẹp, tao bảo dẹp. Lấy dao cạo râu tới cạo lông ngực cho tao xem nào.”
Đại ca nhìn lung ra xa, nghe nhức buốt chỗ bả vai thương tích, máu đỏ thấm cả ra lớp vải băng một màu xôi gấc. Bỗng hắn nghiêng người, lắng nghe, rồi lớn tiếng:
“Chúng nó sắp tới rồi, kia kìa.”

Xa xa một toán người đổ xuống lưng chừng con đèo thấp. Những âm thanh hỗn tạp đưa lại rì rầm như cơn mưa xa đầm đầm đổ tới. Đại ca nâng ống nhòm theo dõi. Một đám sinh vật màu chàm di chuyển mệt mỏi, áo quần lem luốc; mang, cõng, vác, khiêng đủ thứ vật dụng lỉnh kỉnh. Đây là một toán làm ăn lớn, thu hoạch khá, đang rời trại, về nghỉ. Trước và sau có bọn trai trẻ lực lưỡng hộ tống. Có cả xe honda chạy chậm, cẩn thận dò xét.
Đại ca cố quan sát trong bọn tải vàng xuôi con dốc mòn, đứa nào mang súng hoặc lựu đạn. Nếu đoàn người này không trang bị súng đạn thì bọn đại ca thừa sức chơi gọn.
Trận chiến đã thực sự xảy ra trên lưng đèo. Dân săn vàng không bất ngờ khi bị cướp đường; như rớt xuống nước phải gắng bơi, họ sẳn sàng cuộc đao búa; luôn coi vàng quý hơn máu châu thân, đứa này đi đong đứa kia tiếp tục tử chiến, miễn sao mang được của máu nước mắt về đến nhà.
Vàng được cất giấu mọi nơi có thể; ngụy trang đủ kiểu, có khi nấu thành thỏi nhỏ, nuốt vô bụng, về nơi an toàn mà ỉa ra, chảy máu trôn mà vui.
Bọn tam ca lúc này không cần hội họp phân công phối trí, chỉ tức khắc tự động vào cuộc, yểm trợ nhau tàn sát theo thói quen trận mạc; nhanh nhẹn hâm sôi bầu nhiệt huyết, vực ngay dậy nỗi thèm vàng đang rổn rảng reo vang trong não bộ; chai lỳ trước tiếng khóc than; nhứt mực xem máu người đổ ra như máu gà vịt lúc đánh tiết canh cho một trận mây mưa tao phùng.
Phải diệt gọn, thu nhanh biến lẹ. Tức khắc đoán ngay chóc đứa nào đang giữ vàng trong bọn để dứt ngay đứa đó. Giới hạn tối thiểu sự phạng lầm hơn bỏ sót, vừa mất sức lại lắm khi vong mạng vì đối phương say máu lúc mạng sống tơ mành treo tòng teng chỗ cửa tử.
Trận chiến trên lưng đèo diễn ra ác liệt. Thuở Tề Thiên đấu với Thiên thần, trận địa nhuốm màu lãng mạn, ít ngổn ngang máu thịt, vì cả hai dùng nhiều bùa phép, mỹ thuật hóa đựơc chỗ tang thương, mã hóa phần nào sự thắng thua. Tiểu thuyết mà. Giữa đỉnh đèo này bọn dân dã không có phép thuật, chúng sử dụng bất cứ gì có thể gây máu để tự vệ.
Dao mác, gậy gộc, đòn gánh, đá cục, nồi niêu xoong chảo, kể cả răng trong mồm khi cần cắn vật nhau quay cuồng. Vũ khí thô sơ, không hiệu lực tàn sát hàng loạt nhưng tạo ra đủ loại vết thương man dã kỳ cục. Bị phạng vào gáy một cái cán cuốc mà về sau tê liệt tứ chi, hoặc man man mát mát thương nhớ nhà thương điên Biên Hòa suốt đời. Đã có đứa nhiều năm sau thân tàn ma dại, thầm trách số mệnh sao không cho đi đong ngay nơi chân trời cuối bến thuở giang hồ.
Bọn tam ca đục thẳng vào giữa đám người nơi có hai gã thanh niên tạo thế yểm trợ nhau di chuyển chậm, có thể đó là hai gã giữ vàng, tránh đụng độ. Đánh một lúc Đại ca nhận thấy trong đám hộ tống có mặt Gấu Chúa, một cựu thù khi còn ở chung trại tù năm xưa. Trên khuôn mặt Gấu Chúa hãy còn loang lỗ đen trắng một mảng sẹo, hậu quả một ca nước sôi do Đại ca tạt thẳng vào.
Chợt thấy Đại ca, Gấu Chúa mặt sẹo nhìn căm thù, nhưng hắn chơi sang, vừa đánh vừa tách Đại ca ra khỏi đám đông. Thanh toán tay đôi cho hả dạ. Những đứa con ngoan của luật giang hồ. Đại ca thuộc loại sức mạnh phi thường, nhưng đang thương tích. Hắn chọi mỗi lúc một yếu dần. Gấu Chúa bất ngờ quật ngã Đại ca, đè mũi dao nhọn vào cần cổ đối phương, nói rành mạch:
- Mày bị hỏng một tay, vậy tao cũng chơi một tay, nửa thành công lực thôi. Nào gắng lên chớ. Hãy cắt tiết nhau cho sòng phẳng.
Đoàn người thoát dần xuống chân đèo. Bọn Nhị và Tam ca quần theo để cướp cho được vàng. Trên lưng đèo, in nền trời chiều thẩm mây bay là hình hai gã giang hồ thanh toán nhau.
Máu chảy xối xả từ vai cổ mặt xuống ngực. Đại ca quay cuồng. Một loáng hắn thấy thế gian rực sáng, một thứ ánh sáng mê hoặc của ma men say đắm, hoa lá cỏ cây nạm vàng, sườn non sông nước bờ lau thung lũng đầu lâu sọ khỉ dòi bọ, cả hơi thở âm thanh ánh sáng đã rực rỡ hóa vàng, vàng tênh mùa cúng cô hồn tháng bảy. Rồi tất cả tím thẩm. Đại ca sức tàn gượng dậy, cảm nhận cái sắt lạnh một lưỡi dao bén nhọn kè vào cổ mình. Văng vẳng giọng Gấu Chúa:
- Tao tha cho mày.
- Hãy giết tao đi. Gấu Chúa, tao không van xin.
- Được. Vậy muốn cỡ nào?
- Tùy mày. Nhưng phải gọn. Tao không muốn thở dây dưa.
Gấu Chúa thọc thẳng lưỡi dao vào cần cổ Đại ca, ngoáy mạnh một cái, kỹ thuật dứt khí quản cổ gà khi cắt tiết, là xong. Nghẻo. Hắn đặt cái dao nằm cạnh Đại ca. Cởi áo khoác đắp lên thi hài kẻ đã bị chính hắn thịt.
Bọn Nhị, Tam ca lúc quay lại đã xông vào trực chiến. Gấu Chúa phán:
- Lui ra. Chúng mày không phải là đối thủ của tao. Lại không nợ nần gì nhau. Hãy chôn cất đàn anh cho tử tế. Sau này phải lo lắng chu đáo con cái đàn anh chúng mày.
Gấu Chúa lững thững xuống núi, cùng lúc nhận ra máu me đẫm người, năm sáu vết đâm khá sâu, không hứa hẹn sau này sức lực phục hồi bình thường.


III-
Bọn đàn em cùng khiêng xác đàn anh về ngôi làng trong thung lũng. Núi trời đêm. Sông lạnh. Sao Hôm lẻ loi một góc trời.
Nhị ca nhìn mông lung nói:
- Cõi trời đất này vô duyên bỏ mẹ. Muốn chửi cha cái đời.
Bọn chúng hạ thủ lĩnh trên một bãi cỏ đầu làng. Tam ca chỉnh tề tâm sự:
- Nhị ca ạ. Đại ca anh hùng nay đã tiêu tán đường. Chúng ta nguyện sẽ có ngày rửa thù. Nhưng một ngày không thể không có vua. Em giờ đây nhứt trí nhiệt liệt tôn anh làm Tân Đại ca.
Nhị ca nhổ tọet bãi nước bọt, thịnh nộ:
- Chưa tống táng thủ lĩnh, cái xác còn chình ình trên mặt đất đã lo bề chia ngôi. Đù má mày.
Trăng lên cao. Âm dương trở lạnh.
Bọn chúng mong nghe một tiếng chào, mong thấy một bóng đèn một tiếng chó sủa. Nhưng tịnh không. Làng không có ai không còn ai. Như vừa bị tiêu diệt chiều xưa. Rải rác đó đây chuồng trại không súc vật. Xác mèo chó đã thành xương xẩu nơi xưa kia bếp hồng.
Một ngôi đình làng còn trơ một mái xiêu, mái kia sụp xuống mặt hồ nước, chẳng vuông tròn của bọn khai thác vàng bỏ lại. Nhận ra mùi xác người, một vài con quạ đêm bay tới. Chúng kêu mừng hạnh phúc kiểu quạ. Nhị ca buồn bã nói:
- Tưởng xóm người hóa ra đây là xóm ma. Có là ma quỷ cũng cho ta một lời chào. Sao tịch lặng đến rợn người thế này.
Tam ca nói:
- Chọc ma quỷ cho quỷ ma thức dậy đi. Chứ không được chào hỏi, không chửi bới buồn bỏ mẹ.
Bọn chúng nằm trên cỏ lạnh nhìn trăng khuya. Tiếng thác đổ từ xa đưa lại. Trong lòng núi bí ẩn trên kia có con sông Tiên. Khác với tất cả sông quê nhà miền Xứ Quảng, thường là phát đi từ núi tây để đổ ra biển đông . Sông Tiên chảy ngược về hướng tây, dọc trong lòng núi liền núi; thoạt nhìn ta có cảm tưởng sông Tiên có sức chảy ngược từ thấp lên cao. Một con sông dị thường. Một chạy trốn đồng bằng. Nhưng sông Tiên là cánh tay chuyển nước về miền thung lũng xa xôi trong núi thẳm. Là ân nhân mở đường, để sơn cước nhớ trung du.
Nơi đây là Phương Đông mặt tiền trái đất, trong chiều tà thế kỷ. Xưa kia, nơi thi hài Đại ca đang chễm trệ bên cạnh Nhị Tam ca này, hẳn phải có một ngôi làng sầm uất thân thương, nay mới là tro tàn bếp lạnh; đó đây là di chỉ chìm, mồ mả nổi. Mặt đất bao quanh Đại ca là những xương mất thịt, những thịt không máu hồn, những hồn không chỗ đậu. Dưới trăng lạnh hay trong ánh dương chói lòa ngày qua, là kia kìa, cái cánh cửa vào nhà không em bé, hương án tổ tiên nhện giăng đầy, nơi mẹ xưa kia ngồi dệt vải là đây xác mèo chó xương đen.
Một xóm làng chết trong tịch mịch mà lòng sâu của đất bị đào ngang bới dọc. Sông Tiên, con sông kinh lịch chảy bạt ngàn, không quay về Đông, nó đưa tiếng hát qua thung lũng này, nó thả hồn vào khóm lau bờ trúc, trải lòng thiên nhiên trong lòng người. Bản hùng ca đã bặt im. Tất cả trôi giạt, hóa đá trên một tinh thần thấp thỏm bình an.
Một đất Mẹ rùng mình đẩy vàng trồi lên. Ma động. Hoang hóa. Mộng mị. Bọn loạn tâm cùn thức ra công đào bới khắp cùng. Một bọn Sĩ ngơ ngác, bất lực. Một bọn điên kinh hoàng cảnh ngộ, minh triết hí lộng, gọi hồn đất đá; những tưởng, đá mới vẹn linh hồn, đất là nhân danh vĩnh cửu.
Có thể nào một cái sống đã không chốn nương thân, lại khi chết chẳng nơi chôn vùi. Không một lối đi nơi này. Chẳng đường về nơi đây. Mọi hiện thực như là vô định – sau một lưu đày đã định. Đạo là con đường, con đường anh đi, có phải là Đạo.

Giữa đêm. Bọn Nhị ca tha thẩn đi quanh quẩn trong làng ma. Chợt thấy một khu vườn um tùm, một ngôi nhà lớn bên trong; nơi góc vườn một cây gòn rừng cao vút, cành nhánh ngang phè như gã khổng lồ đứng dang tay ngăn mây bay. Ngay cổng vào một tấm bảng lớn, với những dòng chữ cảnh báo:
“Nơi đây trước kia là ngôi nhà thờ của một tộc họ lớn. Mấy năm trước con cháu nghĩ rằng dưới lòng đất nhà thờ có vàng, nên đồng tâm khai quật. Đào tất tả ngoài vườn, đào xuyên dưới nền nhà, có thu được ít vàng. Con cháu lại gây nhau, ly tán.
Khách tham quan nên coi chừng, nhà tạm tạm còn đứng dưới trời mây nhưng sụp đổ gây thương tích bất cứ lúc nào.”
Cách đó không xa, một căn nhà khác, đứng cheo leo dưới bóng trăng. Chung quanh là hào sâu nước đọng. Nó như một ngôi đền trên mặt hồ. Lại có một tấm bảng thông báo:
“Đinh Phiên bán căn nhà này năm chục cây vàng, mang cả gia đình vào cao nguyên lập nghiệp. Bọn khai thác vàng đo la bàn, ngắm phong thủy, đã tính toán nếu phá căn nhà để khai quật sẽ thu hơn trăm ký vàng. Lãi chán. Chúng đào xới mấy tháng ròng. Lạ thay, đào ngoài vườn thì không sao, nhưng động một nhát cuốc vào nền nhà thờ Tộc, thì tức tốc có đứa lăn đùng ra chết.
Ba lần xâm phạm ba đứa vong mạng. Chúng bèn lập đàn cúng tế, yểm bùa nhưng đâu vào đó, có đào là có chết. Chúng đành thua thiệt bỏ đi. Vườn nay thành hồ nước trăng soi, mà ngôi nhà còn nguyên. Có người cho rằng đây là nhà trên hồ, rất hiếm nơi mạn ngược; mai kia có thể là thắng cảnh thu hút khách du lịch.”
Về khuya, trăng giải lụa trên xác người Đại ca. Đầu thôn cuối xóm vẫn một bãi tịch mịch, thênh thang những âm hưởng chịu tang, mênh mông bi tích.

Bọn chúng khiêng đàn anh ra bìa làng. Đã thấy trăng chênh chếch phía núi. Gió xao xác như nghìn nghìn âm binh sắp về đây mở hội. “Vong hồn, hãy mời ta cốc rượu. Sỏi đá, hãy cựa mình đi. Sao thê thiết quá vầy.” Nhị ca than thở.
Tam ca đặt thủ lĩnh lên một tảng đá bằng phẳng, lấy nước rửa mình mẩy máu me, lại vốc nước sông trăng uống ực.
Rồi như huyền hoặc xảy ra. Núi màu chàm trong đêm sương về sáng. Gíó ngan ngát như mang hơi mưa từ xa mùa đông.Không gian bỗng đượm mùi hương lạ; mùi phấn son, bùn lầy, mùi hoa dại, lá khô; mùi thịt xương cũ. Quả thật đâu đây là một mùi thiên địa, tổng kết giữa chết thật sống hờ; ngây ngây. Nó như tri hô xa vắng của vong hồn, âm vang chết, là thách thức, cổ lục, của một bình minh đêm; lênh láng, tê dại.
Nhị Tam ca bất giác lâm vào cơn hiu hiu, khi đôi tay vẫn sờ nắm một cách vô thức lên cái cần cổ thủ lĩnh máu cục đọng đen từ chiều. Bỗng như có động vang từ rừng núi. Một làn hương đưa một bước chân người.
Một lão tiên ông tóc trắng râu bạc mấy chòm xuất hiện, là đà như có như không. Lão ông từ tốn bảo Nhị ca:
“Hãy tìm nơi chôn thủ lĩnh các người đi. Đừng để thân xác lâu ngày trên mặt đất, dù trong lăng tẩm, là không nên.”
Nhị ca trả lời:
- Không thể chôn nơi đất chết này.
Lão ông dạy:
“Nơi đâu cũng là đất Mẹ. Một cái xác phải được trả về lòng Mẹ êm ấm mới thuận đạo người. Mẹ rộng lòng tha thứ, kể cả thủ lĩnh các ngươi. Không nên để cái xác phàm lâu dài trên mặt đất.”
Tam ca sừng sộ:
- Khế lão nói vậy là trật rồi. Đời có lỗi. Đại ca tôi không hề có tội.
Lão ông cười hiền hòa:
“Ta không tranh biện lỗi phải cùng các người. Có những thân phận lịch sử bây giờ chưa nhận định lỗi phải, huống gì nhân thân hạn hữu các người.”
Nhị ca ngơ ngác:
- Chúng tôi là bọn du côn du đãng, khế lão nói chuyện trên trời dưới đất làm chi vậy.
Lão ông bỗng phất tay áo. Một cây trượng như gậy vươn cao làm hiệu. Tức thì bùn lầy cát bụi quá khứ vị lai cỏ cây diều quạ xương gà lông chó đều biến thành những khối sáng lòa. Vàng đầy trên mặt đất. Vàng bay la đà, vũ múa như công như bướm. Lại tỏa mùi hương ngất ngây; phát ra tiếng đàn tiếng sáo. Rì rào. Tỉ tê. Ngọt. Bén. Làm gỏi tâm linh bọn Nhị ca.
Lão ông nghiêm giọng bảo:
“Các người hãy nhặt lấy vàng mà đi đi; cho thỏa.”
Trong cơn mê động Nhị ca vuốt tay lên những khối vàng óng ánh, nghi ngút thì thầm:
- Đại ca ôi em sẽ dệt cho Đại ca một cái hoàng bào tuyền bằng sợi vàng. Sẽ đúc một cái quan tài vàng ròng mà tống táng Đại ca. Sẽ làm một cái tượng đài cao ngất trời mây tưởng niệm Cái Đức du côn anh hùng đầu đảng của Đại ca.
Lão ông mắng:
“Chớ thánh dại thần điêu. Chớ nên chôn châu báu theo người như bọn vua chúa đã làm. Sẽ sinh ra điều ác, nảy lòng tham. Kẻ hậu thế phải tội quật mồ, vơ vét châu báu, còn hài cốt các Người sau đó vung vãi như xương cốt súc vật chim ngàn.”
Bọn cướp cạn nghe lời phán dạy bỗng kinh hoàng van nài:
- Vì quen thói du côn chúng con trót dại, xin tiên sinh chỉ giáo.
“Ta không phải là tiên sinh của các ngươi, theo nghĩa thông thường. Ta là Tiền nhân. Trong xác thân du côn du kề các người đã có một phần xác mỗi phần hồn của ta. Trong bình sinh gieo rắc, Ta là các người, các người cũng là Ta. Hãy nghe đây, mau rời bỏ mê cuồng, hãy nhặt lấy vàng rồi cút đi. Hãy trả lại quê hương này cuộc bình yên.”
Bọn Nhị ca cuống quít nhặt vàng. Lại điên dại hỏi theo cái vi mạch tham lam hằng có:
- Tiền nhân ôi kính thưa! Có tài biến hóa làm vầy sao Tiền nhân không biến quách cái giải cát đất cỗi cằn cháy nắng mưa dầm hình chữ S này thành một khối vàng ròng. Một cái chữ S vĩ đại từ Nam Quan chí mũi Cà Mau rừng vàng, biển cũng vàng mẹ nó luôn chớ biển bạc mần chi, cho con cháu nhờ.
Bây giờ thì lão ông đã biến mất, nhưng giọng rao truyền ấm áp còn vọng lại từ đèo cao, nơi ban chiều thế gian đã vầy cuộc truy đuổi chém giết máu, vì vàng:
“Một phần xác và hồn của Ta hãy nghe đây.
“ Chớ đắm mình trong điệp điệp mơ hoang rừng vàng biển bạc. Chớ lênh đênh theo khí chất mong đạt giàu sang qua ngõ tắt. Hãy rời khỏi nơi nương náu ngủ ru trùng trùng hứa hảo, hẹn bừa, những điều hiện thực không thể. Hãy bừng sáng một thể linh tiên niệm. Hiểu Núi sông và giữ lấy Tự nhiên.
“Sống như lũ chúng mày là phá nát giang sơn này rồi. Đã kim loại hóa từng phần những tương lai, hy vọng, niềm tin của bao nhiêu người. Giả thử từ Nam Quan tới mũi Cà Mau, từ biển Đông con dã tràng xe cát cho chí Trường Sơn mông muội bỗng một sớm nọ biến thành một khối vàng ròng hình chữ S – lấp lánh tận giải ngân hà, độ sâu cắm tận lòng đất – thì các người sẽ ra làm sao?
“Ngày ấy là chấm hết toàn bộ cốt căn bản địa tổ tiên giống nòi, kèm theo cái bất đắc kỳ tử của chú ong mật con bướm vàng. Sẽ là cuộc tiêu trừ sự sống triệt để. Có thể thế ư. Hình chữ S này là đời đời của Đất, chỉ là Đất. Khô xảm, ngập lũ, trăn trở, chờ trông hóa đá, vẫn hoài hoài rực rỡ Đất.
“Đây là nơi của tanh thơm mùi bùn, mùi sỏi máu, của đậm đà khổ đau hạnh phúc; của ríu rít chia lìa hạnh ngộ; nơi cây trái mọc xanh con chim hót; chỗ róc rách con cá lội; con vi trùng đương nhiên tự do mình mẩy; cỏ dại núp bóng nhau; nơi người có thể giết người; nhưng beo cọp âu yếm liếm cọp beo.
“Nếu nghìn triệu thước đất Mê Linh chí Gia Định này biến thành vàng ròng một giải, chúng mày sẽ đi về đâu? Phải hóa đá mới tồn tại. Sẽ là những hình nhân vàng vô tri, ăn uống nói năng hội nghị làm tình trên một địa đàng vàng được sao?
“Khó thể toàn bộ giang sơn là một tổng thể kim loại. Còn nơi nào cái lỗ chôn nhau cắt rún. Tìm đâu cát bụi mơ mòng. Đâu nơi sở trụ một linh hồn cần nương náu quê hương. Mơ hảo. Khó thể một dân tộc, thể chế, đất đai, một sớm mai vui mừng đã kim loại hóa toàn phần.”
Nhị ca trở mình hỏi Tam ca:
- Mày vừa nghe thấy gì? Tao nghe gió nổi.
Tam ca nói:
- Hình như đêm qua làng này trẩy hội. Nửa khuya đèn đuốc lập lòe. Lúc về sáng thánh đường kéo chuông vang động. Mà sao là chuông báo tử?
Trời sáng tỏ. Một trận gió lớn thổi tung những bụi mù trong nắng. Bọn cướp đường choàng dậy ngó quanh. Không Tiền nhân. Chẳng có xác Đại ca nào đây. Không có núi không có sông. Không nhìn ra mặt núi sông. Không một mảy may vàng.
Chỉ quanh đây những luống cày, màu đất vàng khô. Một chị vải thô chân đất đem mong chờ đến cho một ai đó trên những luống cày.
Một thằng bé truồng cười trong nắng.

thơ Trần Tuấn Kiệt

    tranh Lê Thị Quế Hương

    Nàng

    Em về cõng gió mùa thu
    Hai vai thần tượng gánh sầu nhân gian
    Chân son dẫm hướng điêu tàn
    Mùa hoa xuân đậu muôn vàn lên môi
    Tầm xuân anh hé nụ cười
    Tóc em bỗng xõa một trời biệt ly

          

Vườn cao su

         Đồi im bóng ngựa chiều tà
        Gió tan hương gió cồn xa thổi về
        Cao su thầm giọt tỉ tê,
        Đường son lớp bụi buồn xê xích hồn
        Lửa thiêu tàn lá cỏ vườn
        Khói vươn vòng bánh xe tròn quay đi
        Rạc rời trên đỉnh đồi khuya,
        Vầng trăng ngã bóng ngựa về lang thang

sg.ttk

Trần Tuấn Kiệt

Wednesday, January 30, 2013

Trần Hoài Thư * Những giọt mồ hôi lóng lánh kim cương


Ông biết kể từ bây giờ, ông trở về đảm nhiệm vai trò chàng trong cánh cửa, thiếp ngoài chân mây…Ông biết kể từ lúc này, bà sẽ đổ mồ hôi tủi cực giữa một thế giới mà truớc đây không một người phụ nữ Việt Nam nào có thể ngờ đến. Những ngón tay mềm mại xa xưa bây giờ đã thành chai sạn. Ở cái thế giới đó, họ trở thành những người lính không đội ngũ.

VÀO NHỮNG BUỔI SÁNG SỚM, KHI BÊN NGOÀI trời vẫn còn tối đen, bà trở dậy. Ông nằm trên lầu, nghe tiếng động vang lên từ nhà bếp, biết vợ đang sữa soạn cơm nước mang theo cho buổi ăn trưa. Ông biết rõ những món ăn quen thuộc mà bà vẫn hay làm. Một bình thermos cơm nóng và một món ăn dản dị. Rồi sau đó, bà sẽ ra xe và lao ra cõi đêm về sáng. Ông nằm mà nghe lòng dấy lên nỗi bất an. Đáng lẽ việc này phải dành cho ông. Một gã đàn ông. Một chũ gia đình.  Nhưng bây giờ, là bà đã chiếm chỗ ấy. Bà mang tấm thân đàn bà yếu đuối để gánh vác chuyện cơm áo thay cho ông. Trong khi ông thì bất lực.  Bởi vậy, lương tâm không cho phép ông  can đảm nằm nán lại trên  giường để tận hưởng một buổi sáng dậy muộn. Ông rời khỏi chăn, bước xuống lầu. Vợ ông không hề hay biết. Ông im lặng đến đàng sau bà, hai bàn tay bóp lấy bờ vai vợ. Bà kêu lên nho nhỏ: Chà hôm nay sao tốt với tôi vậy cà. Ông trả lời thật ngọt: “Tốt với em từ lâu, đâu phải hôm nay”. “Trước đây ông có bao giờ săn sóc tôi như thế này đâu?” “Thì tốt cách khác.” “Cách khác là cách nào ?” “Thì em tự hiểu”. Ông lại xoa bóp bờ vai bà.  Ông cảm thấy niềm yêu dấu như theo hơi thở. Ông nghe lòng thương cảm dấy lên. Ông muốn tạ tình, bằng cách xoa thêm, bóp thêm. Ôi đôi bờ vai thon mềm của một thời, đã theo ông gánh lấy bao nhiêu chập chùng khổ nạn, không ngờ qua xứ này lại tiếp tục gánh thêm những lao lung. Ông muốn kể là ông ước được có cái thi tài để làm một bài thơ ca tụng bà, để bà xứng đáng là con cháu đích tôn của bà Tú Xương. Nhưng ông không dám. Bà sẽ nói ông ca cải lương.
Thôi thì đành, chỉ cần gởi tấm lòng vào những ngón xương xẩu này.
Mà cũng không được. Bà la lên hốt hoảng:
“Chết, đến giờ rồi. Tôi còn phải đi làm. Chứ đứng đây à?”
Thế rồi bà hấp tấp mang lại chiếc áo công nhân, mở cửa và lao ra ngoài cõi đêm về sáng. Sau đó tiếng máy xe rồ, hai ngọn đèn bật sáng. Ông biết kể từ bây giờ, ông trở về đảm nhiệm vai trò chàng trong cánh cửa, thiếp ngoài chân mây…Ông biết kể từ lúc này, bà sẽ đổ mồ hôi tủi cực giữa một thế giới mà truớc đây không một người phụ nữ Việt Nam nào có thể ngờ đến. Những ngón tay mềm mại xa xưa bây giờ đã thành chai sạn. Ở cái thế giới đó, họ trở thành những người lính không đội ngũ.
Cứ thế, năm ngày trong tuần bà bỏ ông ở nhà thui thủi một mình. Ở hãng, vào những lúc nghỉ ngơi, bà hay quen gọi về. Bà nói buồn quá, gọi chơi. Có lúc bà vui, kể lại những chuyện giữa đường. Có khi bà khóc kể lại chuyện buồn, chuyện tủi. Ông đóng vai cố vấn. Nhiều khi tức dùm bà, ông kêu bà nghỉ, về nhà hai đứa cùng rau ăn rau, mắm ăn mắm. Hay là bán nhà, xin hưu non, qua một quốc gia thứ ba mà nương tựa tuổi già. khoẻ ru. Đủ rồi, ông nói. Lúc này sống nay chết mai, không hưởng thụ thì uổng. Nhưng bà vẫn chép miệng: ” Tui không muốn xa con đâu. Tại buồn mới than thở với ông cho bớt buồn, chứ làm sao mà bỏ job được. Cực thì cũng phải gắng. Ông đã thất nghiệp rồi…”
Một bửa, bà gọi về. Tin vui. Bà được phần thưởng là công nhân xuất sắc nhất trong mười năm và hãng tặng một  vé hai người đi cruise. Bà vui nói: “Kể ra hãng cũng tốt với em. ” Ông đùa: “Vậy thì tại sao em lại cứ đòi nghỉ ?” “Tại nhiều khi giận. Mình thì làm bá thở, còn kẻ khác thì ngồi dủa móng tay” ” Bây giờ còn giận hết ? ” “Hết giận rồi”. Ông chọc bà: ” Mình xem lần này như lần đi hưởng tuần trăng mật. Mình cứơi nhau trong thời chiến, lúc thành phố bị giới nghiêm nên chẳng biết trăng mật là gì” Đầu dây có tiếng hứ. “Bày đặt. Già mà ham”.
Ông cảm thấy vui với niềm vui với vợ. Ông hiểu bà không phải mừng vì nhận được phần thưởng quá xa xỉ, nhưng do ở việc cấp trên đã hiểu được giá trị của nỗi cực khổ của bà. Vai trò của bà là vai trò cực và nặng nhất trong nhóm. Bà hay nhắc đến những đống phụ tùng như núi chờ bà sau khi bà đi phép trở về.  Có lẽ ngoài bà ra, không ai có thể thay thế để giải quyết những đơn đặt hàng được gởi tới tấp cho kịp thời gian. Mồ hôi và nước mắt của bà đã đổ xuống quá nhiều  để  cố giữ gìn một công ăn việc làm và quyền lợi bảo hiểm sức khoẻ cho gia đình. Cho ông được thảnh thơi ở nhà. Cho những bill không bao giờ thương hại. Cho những lần đám cưới đám hỏi mừng sinh nhật hay thân nhân ở quê nhà. Nỗi khổ bời bời ấy có lẽ chỉ có mỗi một mình ông hiểu. bởi vì ông là kẻ duy nhất để bà chia xẻ. Bà kể lại trong nước mắt, còn ông thì chỉ biết ngậm câm. Kêu vợ ở nhà hay dục vợ nghỉ việc ư. Ở xứ Mỹ này xung quanh là nỗi dưng dưng lạnh lùng thì lấy ai mà nương tựa. Hay là ông xách đơn đi kiếm việc ư ? Bao nhiêu đơn đều bị bác, bị ngâm vì tuổi tác. Làm lao động chân tay thì người ta chê, còn làm lao động trí óc thì làm sao bì được đám trẻ hay những tay Ấn độ cáo già ? Ông thương vợ nhưng đành bất lực, không thể làm gì hơn.
Bây giờ,  có lẽ đây là một cơ hội để bà quên đi nỗi cực nhọc. Ông tưởng tượng đến những ngày con tàu lênh đênh trên biển xanh, hay những thành phố lạ, những nơi mà TV đã quảng cáo với hải đảo và bóng dừa và cát trắng. Đã lâu lắm, dù muốn ông bà cũng chẳng có cơ hội đi du lịch. Bây giờ được cơ hội mà lại miễn phí, thì làm sao không vui được. Phải không bà ?
Nhưng đến giờ nghỉ trưa, bà lại gọi về. Bà nói bà đã từ chối phần thưởng. Thay vào đó, bà xin được thế  bằng một tuần lễ để được nghỉ ở nhà. “Tội nghiệp, vợ thằng Tín cũng sắp sanh rồi. Nó cần mình bên cạnh. Em quyết định rồi”

Văn Quang * Văn hóa hòa cả làng


Thật ra cái thứ “văn hóa hòa cả làng” không chỉ có trong một phạm vi nhỏ hẹp mà lâu nay nó đã lan tràn trong nhiều mặt của đời sống xã hội. Thí dụ như một nghị định được ban hành nhưng người dân không thi hành được, nghị định làm ra rồi để đó coi như hòa cả làng. Thí dụ cụ thể hơn như quy định xử phạt hành chánh đối với cá nhân, gia đình đổ rác không đúng nơi quy định, UBND các cấp có nhiệm vụ bắt giữ chó mèo chạy rông, không sử dụng điện thoại nơi cây xăng, quy định về ai được quyền dừng xe khi đi trên đường cũng đang khiến người dân “bối rối cành hoa” giữa thông tư và lời giải thích trái ngược. Thông tư 45 quy định chỉ lực lượng CSGT đeo “thẻ xanh” mới được phép dừng xe xử phạt, nhưng mới đây ông Trần Sơn Hà, cục phó Cục Cảnh Sát Giao Thông Đường Bộ, Đường Sắt cho biết “không chỉ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra mà Luật Giao Thông Đường Bộ quy định, nhiều lực lượng khác cũng được làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, trong đó có cả cảnh sát trật tự, cơ động”… Dân đành thua, đành hiểu theo cái kiểu “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng”. Huề cả làng! (Người Bắc nói là “hòa”, người miền Nam nói là “huề”, bạn nói sao cũng được).

Dân bán hàng rong chết chẹt
Và mới nhất, “vui nhất” là Thông Tư 30 của Bộ Y Tế có hiệu lực từ ngày 20-1 quy định tất cả người bán hàng, người sản xuất tại cơ sở dịch vụ ăn uống (quán ăn trong nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng…), người bán thực phẩm đường phố đều phải khám sức khỏe, có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, được huấn luyện kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và có giấy chứng nhận đã được “tập huấn”, có đủ nước sạch, có bàn cao, khu chế biến đồ ăn sống và chín riêng, có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu… mới được coi là đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm...
Thông tư này đang bị phản đối dữ dội, nhất là mấy bà bán hàng rong từ Nam chí Bắc la làng, nếu thực hiện coi như bóp chết hết những người bán hàng rong. Thậm chí hầu hết những dân bán hàng rong còn chưa hề biết có cái luật này nên cứ “vô tư” bày hàng. Một bà bán bún chả bên hè phố, một hàng cơm bình dân, một chị bán xoài cóc trên hè phố phải đi khám sức khỏe, phải đi “tập huấn” tức là đi học tập, phải chứng minh nguồn gốc hàng hóa và phải có hóa đơn… đúng là chuyện khôi hài. Có thực hiện cũng như không.
Những quy định và thông tư này được người dân gọi là những quy định cho vui vì sự khó thực hiện và không thể thực hiện được, không gọi là “hòa cả làng” thì gọi là gì?

Hòa từ phường xã, lúc nào chết biết liền
Một thí dụ khác là những buổi họp lên họp xuống ở nhiều cơ quan đoàn thể chỉ là họp cho vui, họp vì… phải họp chứ chẳng mang lại kết quả gì. Nhất là lâu lâu các ông các bà ở các tổ dân phố cũng họp hành, có ý kiến ý cò rồi cũng để đó. Bằng cớ chung cư tôi đang ở, thủng những lỗ to tướng, nhiều vết nứt trên đầu lối đi trên hành lang, thỉnh thoảng có một chấn động hoặc một cơn gió mạnh là từng mảnh vữa lớn rớt xuống ầm ầm. Đó là nơi người dân qua lại thường xuyên, trẻ con chạy nhảy hàng ngày. Tai nạn xảy ra có mà trời cứu. Thế nhưng phản ảnh ở tổ, ở phường, ra cả Ủy Ban Nhân Dân Phường kêu cứu, Phường chỉ hứa hươu hứa vượn “sẽ xuống kiểm tra”, nhưng rồi mấy năm nay vẫn chẳng ai thèm ngó tới, thế là hòa cả làng. Dân cũng chẳng thèm phản ảnh làm gì cho mệt, lúc nào chết biết liền!
Rất nhiều vấn đề như thế nên cái thứ “văn hóa hòa cả làng” đến nay đã thành quen thuộc với người dân.

Hòa… cả nước
Trong bài trả lời của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trả lời Thông Tấn Xã Việt Nam nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013 cũng đã nhắc đến thứ văn hóa này. Xin nêu nguyên văn lời ông Nguyễn Phú Trọng:
“Sau gần một năm triển khai, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được tiến hành từ cấp lãnh đạo cao nhất của đảng đến từng đảng viên, trở thành đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua như hòa cả làng, chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất...) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư, tâm trạng chưa hài lòng, cho rằng không thành công vì không kỷ luật được ai…”.
Đó là cái nhìn đúng tổng quát vể bản chất sự việc. Nhưng từ đâu phát sinh ra tâm trạng này? Bởi thực tế qua đợt “phê bình và tự phê bình” trên diễn đàn Quốc Hội chưa mang lại kết quả cụ thể nào cho người dân tin tưởng. Rồi gần đây nhất TP Hà Nội, một thành phố thủ đô có thể gọi là bộ mặt của cả nước, vừa tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 20 nhà lãnh đạo chủ chốt của thành phố cũng lại có kết quả không một ai bị đánh giá yếu kém và cũng không ông bà nào được chọn là xuất sắc 100%. Thế thì cũng coi như “huề cả láng ”.
Kế hoạch sắp tới Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các cấp tiếp theo. Cụ thể là lấy phiếu tín nhiệm đối với giám đốc, phó giám đốc của 7 sở: Nội Vụ, Quy Hoạch Kiến Trúc, Kế Hoạch Đầu Tư, Tài Nguyên Môi Trường , Xây Dựng, Lao Động Thương Binh Xã Hội, Công An TP. Noi gương đàn anh, các tỉnh thành khác cũng sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Chắc tin vui sẽ lại dồn dập trên các phương tiện thông tin đại chúng vì sẽ vẫn không ai bị đánh giá yếu kém. Đúng là sẽ tiến tới “hòa cả nước”!
Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang trong buổi tiếp xúc với cử tri Q.1, Q.3, Q.4 ngày 15-12-2012 đã nói: “Coi chừng sẽ cótình trạng chạy phiếu tức là vận động phiếu, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh được tôi. Đó là chuyện không lành mạnh”.
Ông bà nào cũng bỏ phiếu theo cái kiểu “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Hai ta cùng “tín nhiệm nhau” là huề cả làng. Đây là một kiểu chạy chọt riêng lẻ chưa nói đến nghệ thuật chạy phe nhóm.

Lại đến nghệ thuật “chạy đêm chạy hôm”
Cái sự chạy chọt ở Việt Nam từ việc nhỏ đến việc lớn đã thành thói quen. Làm gì, ở đâu, từ tòa nhà lập pháp đến con buôn đầu đường đều biết “nghệ thuật chạy”.
Ngay từ khi Quốc Hội Việt Nam còn chưa họp bàn về bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc Hội bầu và phê chuẩn, ông đại biểu Trần Xuân Hòa đã tỏ ra hoài nghi và lo lắng. Đó là mối lo “chạy đêm, chạy hôm”. Bởi Quốc Hội, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp,cơ quan đại biểu cao nhất của dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của dân mà cũng “chạy đêm chạy hôm” thì quả là đáng lo cho vận mệnh của cả dân tộc.
Từ đó, sau khi có kết quả ở hai kỳ họp như vừa đề cập đến ở trên, không có bất cứ ông bà nào bị “sứt mẻ một tí uy tín” nào, không có ông bà bị đụng đến sợi lông chân, dĩ nhiên người dân có quyền đặt câu hỏi “có sự chạy đêm chạy hôm” nào ở chốn “thâm nghiêm” đó không?

Văn hóa hòa cả làng dưới cái nhìn của người dân
Xin mời bạn đọc lắng nghe dư luận của người dân trên hầu hết các trang báo tại Việt Nam.
- Bạn Đinh Việt cho rằng có bàn luận cũng chỉ để vui mà thôi:
“Sau Hà Nội, các tỉnh thành khác tiến hành lấy phiếu tín nhiệm... chắc cũng sẽ cho kết quả như thế. Nhiều bạn thắc mắc rằng Hà Nội còn nhiều yếu kém, nhiều chỉ tiêu cònthua kémcác địa phương. Nhất là trong lĩnh vực văn hóa, mặc dù là trung tâm văn hóa của cả nước… Vậy thì việc đánh giá cán bộ chủ chốt nhưthế đã chính xác chưa???… Chúng ta cần cùng nhau tìm câu trả lời cho thắc mắc khá thú vị này nhé (dù biết cũng… chỉ để bàn tròn bình luận với nhau cho… vui là chính).
- Bạn Hero Dung:trananhdung@gmail.com nêu thắc mắc:
“Cán bộ tốt vậy sao Hà Nội (HN) vẫn bị phản ánh là nơi phức tạp về nhiều mặt như văn hóa, xã hội, giao thông, ý thức của người dân... vân vân và vân vân... HN là nơi thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên trên cả nước, nhưng hình như làm chỉ mới trên danh nghĩa thì phải???”.
- Bạn Nguyen:langtuxaque2_0_3@yahoo.com nêu một thực trạng ở cơ quan mình:
“Cần xem người đánh giá là ai. Theo tôi, người đó phải là nhân dân HN mới đúng được, chứ còn mấy vị làm trong cơ quan đó tự đánh giá nhau thì khó chính xác lắm. Ví dụ nhưở cơ quantôi cuối năm cũng có mục đánh giá lãnh đạo theo 4 tiêu chí:Hoàn Thành Xuất Sắc, Hoàn Thành Tốt, Hoàn Thành Nhiệm Vụ, Không hoàn thành nhiệm vụ. Mình đã miễn cưỡng đánh giá sếp ở mức Hoàn Thành Tốt nhiệm vụ, nhưng đến khi nộp cho trưởng phòng thì bị ăn mắng và bị bắt phải đánh giá lại ở mức cao nhất là Hoàn Thành Xuất Sắc... Nên mình nghĩ nếu cứ đánh giá kiểu này thì khác gì làm cho có thôi”.
- Bạn Hoàng Trung hoangtrungdn@gmail.com so sánh rất gọn gàng:
“Haizzz.... Cái này giống học sinh đỗ tốt nghiệp 100%... 1 con số quá đẹp...”.
- Bạn có địa chỉ - nguyenduong79@gmail.com nói đến lòng tin:
“Theo tôi, nói chung nếu muốn có được sự đánh giá tốt nhất thì nên lấy ý kiến dân chúng công khai, chứ lấy ý kiến của mấy người bỏ phiếu với nhau thì có đố ai dám bỏ phiếu đánh giá lãnh đạo mình yếu kém đây???? Những người dám nói thì chắc phải đợi... nghỉ hưu may ra mới nói, chứ còn đương chức thì... Vì thế nên tôi nghĩ rằng có lẽ cũng không nên làm kiểu hình thức nữa, vì không thể hiện được thực chất đâu, mà dân lại thêm mất lòng tin thôi...”.
- Bạn nakaijiro@yahoo.com: biết rồi, khổ lắm:
“Tôi nghĩ, không bỏ phiếu thì người dân cũng biết kết quả rồi: Tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ...Nếu có sai sót nhỏ gì sẽ rút kinh nghiệm... Thế thì nên chẳng phải tổ chức bỏ phiếu???”.
- Bạn Ni:traitrungthuc87@yahoo.com.vn liên tưởng tới các loại “bệnh” khác:
“Có được những con số đẹp, nhất là về chất lượng cán bộ thì lẽ ra hơn ai hết mọi cư dân Thủ đô phải vuimừng và tự hào mới đúng. Nhưng khi so sánh với thực tế còn biết bao điều khiến dân chưa thể hài lòng, thì xem ra con số đẹplạichưa thểđượcdân tin. Nhất là tác phong làm việc không chỉ của riêng đội ngũ cán bộ Hà Nội mà là trên cả nước nói chung vẫnhành là chính, rồi mới đây nhất là những thông tin chẳng lấy gì làm đẹp về con số 100 triệu chạy công chức… Vậy nên có thể nói là tâm lý dị ứng với những con số đẹp vẫn chưa thể được xóa bỏ trong một sớm một chiều trong rất nhiều người dân. Hơn thế nữa, số đẹp quálại càng dễ đẩy sang những liên tưởng vu vơ tới… bệnh thành tích, bệnh hình thức”...

Kiểm soát các kiểu “chạy” quá khó
Trước những nghệ thuật chạy đang phổ biến rất mạnh và có hiệu quả khiến người dân mất niềm tin, chán ngán kiểu “hành dân là chính”, ngày 21-1, tại Hà Nội, Ban Bí Thư tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong năm 2012.
- UB Kiểm Tra các cấp sẽ tập trung kiểm tra, giám sát và xử lý đảng viên vi phạm trong việc thực hiện nghị quyết, chỉ về các lĩnh vực tư tưởng chính trị, công tác tổ chức cán bộ, trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, quản lý sử dụng ngân sách, vốn, xây dựng cơ bản, lĩnh vực ngân hàng, các hoạt động tư pháp; kiểm tra giám sát, phát hiện, xử lý những tổ chức, cá nhân có biểu hiện về chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, kê khai tài sản không đúng quy định.
- Cấp ủy và UB Kiểm Tra các cấp chủ động hơn trong việc phát hiện dấu hiệu vi phạm để kiểm tra, chú trọng kiểm tra, giám sát các đồng chí cấp ủy cùng cấp và cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý; tăng cường giám sát, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời cán bộ, đảng viên kịp thời cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. UB Kiểm tra các cấp phối hợp xem xét các vấn đề nổi cộm liên quan đến các vụ án lớn, tham nhũng, tiêu cực, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo.
Đọc hết các nhiệm vụ kiểm tra trên đây, bạn đã thấy cả một núi công việc, không biết làm cách nào Ủy Ban Kiểm Tra làm được. Chỉ nguyên chuyện đất đai, tài nguyên khoáng sản đã bù đầu mọi cơ quan, mọi tòa án, liên quan đến một số rất lớn các “quan” từ làng đến tỉnh rồi, làm sao giải quyết các vụ khác được đây? Quá khó, khó quá! Các ngài làm được thì may cho dân chúng tôi quá. Hàng loạt mục tiêu nổ như súng đại liên, chỉ sợ không làm nổi.

Một vụ ở Đà Nẵng đã quá phức tạp rồi
Ngay như một thành phố được coi là tấm gương sáng trên toàn quốc về mặt cai trị, nơi có ông Nguyễn Bá Thanh được coi như quan chức sáng giá nhất và mới được đưa về trung ương làm Trưởng Ban Nội Chính cũng đang xảy ra một vụ thanh tra… tóe lửa. Vụ này hiện còn đang “lùng bùng” giữa bên Thanh Tra Chính Phủ và UBND TP Đà Nẵng. Bên nói có thất thoát, bên nói không, rất phức tạp. Chưa biết bên nào thắng bên nào thua. Vụ này chắc sẽ còn kéo dài. Ở đây, tôi tạm thời xin tóm tắt rất ngắn gọn sự việc.
- Thanh Tra Nhà Nước nói Đà Nẵng làm thất thoát hàng trăm tỉ đồng
Theo kết luận của Thanh Tra Chính Phủ (TTCP), Thủ Tướng đã đồng ý kiến nghị của TTCP kiểm điểm Chủ Tịch, các phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011) theo phân cấp quản lý cán bộ, đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất; giảm tiền sử dụng đất phải nộp cho các đơn vị và cá nhân gây thất thu ngân sách trên 3.434 tỉ đồng; chấm dứt việc giao đất (bán đất) theo hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ.
Cơ quan này cũng đề nghị Đà Nẵng thu hồi về ngân sách thành phố hơn 1.486 tỷ đồng đối với các nhà đầu tư do tính thiếu diện tích thu tiền sử dụng đất, xác định giá thu tiền sử dụng đất khi giao đất thấp hơn bảng giá do thành phố ban hành và giá do Hội đồng thẩm định giá đất thành phố trình...; thu hồi về ngân sách thành phố hơn 867 tỷ đồng do giảm 10% cho các nhà đầu tư.
- Đà Nẵng khẳng định làm đúng pháp luật
Trong khi đó UBND TP Đà Nẵng đã có phản ứng tức thì. UBND TP khẳng định: việc thực hiện chính sách này là một trong những vận dụng linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả của TP. Nhờ vậy mà nguồn thu ngân sách tăng lên hằng năm, đồng thời hạn chế yếu tố trượt giá làm tăng suất đầu tư, có lợi cho ngân sách.
Theo ông Chủ Tịch UBND TP. Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, UBND TP.Đà Nẵng khẳng định tất cả các trường hợp giao đất cho tổ chức, cá nhân đều được công khai đấu giá và giao quyền SDĐ theo đúng quy định của pháp luật về đất đai vào từng thời điểm...
Ông Chiến còn lý giải nhiều vấn đề khác trong kết luận của TTCP mà ông cho rằng lãnh đạo TP không đồng tình, xin tóm lược những điểm chính. Ông nói, lãnh đạo TP làm việc gì cũng nghĩ đến nhân dân, vì quyền lợi người dân, nếu không dám nghĩ dám làm thì không có Đà Nẵng như hôm nay. Và ông khẳng định: “Đà Nẵng không để thất thoát ngân sách!”. Ông Văn Hữu Chiến còn thắc mắc: “TP lớn vi phạm đất đai gây thất thoát cả chục nghìn tỉ đồng nhưng không ai nói đến mà Đà Nẵng lại được ưu ái là vấn đề gây bức xúc cho cán bộ và nhân dân TP”.
Ông Nguyễn Bá Thanh đồng ý với phát biểu của UBND TP Đà Nẵng, nhưng ông khuyên: “Chuyện này cứ bình tĩnh giải trình lại với thanh tra, giải trình lại với cơ quan chức năng để hiểu và thông cảm với điều kiện của thành phố như vậy”.
Cuộc “chiến” này còn đang rất nóng. Chúng ta hãy chờ xem kết luận cuối cùng ai đúng ai sai, ai phải kỷ luật. Trong vụ này liệu văn hóa hòa cả làng có chỗ đứng không?
Nói đến chuyện văn hóa ở Hà Nội vào lúc này còn khá nhiều vấn đề phức tạp cần phải bàn. Xin để kỳ sau tôi bàn tiếp với bạn đọc. - (VQ)

TƯỜNG LINH * MÂY SỚM HẢI VÂN



























  Không rỏ nét một nơi nào đã nhớ
  Và cũng không tròn bóng dáng để quên
  Khi có một chốn biển trời rộng mở
  Say sưa nhìn mây sớm mãi dâng lên

  Cửa ải xưa là nơi nào đấy nhỉ
  Phải chăng triền gió thốc, suối phun tia?
  Thuở trạm ngựa vó băm đường thiên lý
  Hẳn ngại ngùng bên mé vực sâu kia

  Mây lãng đãng qua rừng buông cánh thấp
  Choàng áo màu tuyết nhẹ xuống hàng cây
  Biển Đông thả gió vào chưa đủ cấp
  Giữ bình yên cho lũng tiếp đong mây

  Buồm xa tít, sóng viền ghềnh lượn trắng
  Biển dày công tạc dũa những ngàn năm
  Những nghìn năm với sớm mai phớt nắng
  Với đêm dài thao thức hải triều âm..

  Chưa nghe hết lời đại ngàn kể lể
  Mùa chiến chinh đá dội tiếng quân reo
  Biệt Hải Vân, đi tiếp về với Huế
  Mây vươn tầm như gởi luyến lưu theo.

  TƯỜNGLINH
 

Phan Đổng-Lý * Tình Thoại


  

  (Viết cho Trần Vấn Lệ)

  Trong tình trường ta là tên khờ khạo
  Cũng xin người lượng thứ bỏ qua cho
  Những lời yêu thương ngập ngừng bỏ ngõ
  Những vòng tay, ôi, đậm nét thô hào

  Trong mắt ta yêu đương là mỹ mạo
  Là eo thon ngực nở dáng kiêu kỳ
  Là mi thanh mục tú môi hồng thắm
  Là mãnh vườn, hoang mọc cỏ linh chi
  
  Ai bảo tình yêu như suối dòng êm ả
   Không là sông dài biển rộng sóng cuồng lưu
   Là sóng vỗ bờ âm vọng vút trùng khơi
   Là tia chớp loé trong màn đêm tăm tối
  
  Ta nào phải kẽ đàm tình thuyết ái
  Mang yêu đương vào tình thoại vu vơ
  Mang mộng tưởng vỗ về tình hư ảo
  Ru ngủ mình, thêu dệt mấy vần thơ

  Trong mắt ta yêu đương là hơi thở
  Là tâm linh nhục thể kết tương liên
  Là rã rời trong giấc ngủ cô miên
  Là rạo rực loạn cuồng trong phế phủ

  Ta vốn mịt mờ đường về bến cũ
  Nên thuyền tình lơ lửng mãi dòng sông
  Ta nào phải kẽ thả mồi bắt bóng
  Mệnh an bài nên tình kiếp long đong

  Một chút muộn màng ôm lòng hoài vọng
  Tưởng người xưa với muôn vạn sắc màu
  Nhớ u hương ai ấp ủ nhụy đào
  Nhớ từng giọt lệ nhuộm màu ái ân

  Nhớ thương chi, cũng một lần
  Bờ mi khép kín, cũng ngần ấy thôi!

  Phan Đổng-Lý
  January 2013

Tuesday, January 29, 2013

TRẦN VĂN NAM * CHẤT THƠ TRONG TRIẾT HỌC và CÁC BÀI THƠ SÁNG TÁC ÁP DỤNG

tranh Đằng Giao
Bài viết về chất thơ trong triết học của Trần Văn Nam đã có trong sách (TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM, xuất bản năm 2006), đã đăng trên phụ trang “Quán Văn” của nhật-báo “Người Việt” (ra ngày 26.07.2006), đã lên trên các mạng điện tử “nguyentrongtao.info” (trong ngày 14.05.2010) và mạng “chimvietcanhnam free” (tháng 12 năm 2011). Nhưng thơ sáng tác áp dụng chỉ có một ít bài trên báo mạng (chimvietcanhnam), 2 bài trên sách in (THƠ TỰ DO MIỀN NAM, Thư Ấn Quán xuất bản năm 2008), một hay hai bài trên tuần-báo (Saigon Times ; Saigon Nhỏ), mười bài trên nguyệt san (Tạp chí Khởi Hành, số mùa Xuân 2008). Nay, mạng “vuontaongovhnt.blogspot.com” đã đồng ý cho phổ biến rộng qua điện-tử gần toàn bộ những bài thơ sáng tác áp dụng chất thơ trong triết học (tức các văn ảnh “thơ và triết học” theo thể loại Thơ văn xuôi):

Monday, January 28, 2013

hồchíbửu * THƠ GỞI NGƯỜI CHƯA LẦN DIỆN KIẾN



đời lắm ngã
nên người đi dễ lạc
ta yêu em
là đã lạc đường rồi !
muốn quay lại
nhưng đường xưa đã xoá
ta một mình
trên thuyền nhỏ ra khơi

đời trăm nẻo
ta theo đường vô tận
mịt mùng xa
trên trận tuyến rã rời
con thuyền nhỏ
ta làm người lỡ vận
em đâu rồi
xa xa tít mù khơi ?

chung kết lại
ta tìm về vô cực
một u mê
cho hết trọn kiếp người
em chợt hiện
đỉnh cao hay đáy vực
dù nơi nào
thì ta vẫn yêu thôi..

ta mơ mộng
một đời tên thuỷ thủ
bọt biển khơi
nên tan vỡ triền miên
em chợt đến chợt đi như hung thủ
xé tim ta
cho quên hết ưu phiền

ta lỡ bộ tên nhà quê dốt nát
em về quê ta trải chiếu gọi mời
em cười mỉm : về quê như đi chợ
mà đi chợ thì..khác một cuộc chơi !

em chút xíu
cũng như ta nhỏ bé
kênh kiệu chi
dù thương muốn xé lòng
những đêm mơ
ta một mình đơn lẻ
dẫu yêu rồi
thì thương cũng như không !

em vật lộn
với đồng tiền xương máu
ta chu du
trên mây trắng mây hồng
ôi thương quá một loài chim hải đảo
tàn cuộc rồi cũng về biển mênh mông !

em bản lĩnh
biết rồi
em thứ dữ !
ta cu li
ta lỡ vận làm quan
em rất muốn
nhưng hình như do dự
ta ngây thơ
xin vào cuộc muộn màng..

hồchíbửu.