Long và Quỳnh dìu nhau đến ngồi trên chiếc cầu gỗ bắc ngang con mương nhỏ
ở khu vườn phía sau. Con mương với dòng chảy hiền hòa, êm ả cung cấp nước quanh
năm cho hai vụ mùa ở khu vực này. Hai bên bờ mương, lau lách mọc đầy. Những chú
cá đủ loại, thỉnh thoảng trồi lên mặt nước đớp mồi tạo nên những gợn sóng lăn
tăn dưới ánh trăng thượng tuần trông rất đẹp.
Đây là lần sau cùng họ gặp nhau vì ngày mai Quỳnh phải theo Bác Sĩ Tân về Sài Gòn sau khi lễ cưới hoàn tất. Ba má Quỳnh là một đôi vợ chồng nông dân nghèo, suốt đời lam lũ trên hai thửa ruộng và một miếng vườn nhỏ bao bọc quanh nhà. Họ luôn ước mơ có một ngày nào đó, đời sống của họ khá giả hơn. Niềm mơ ước đó kéo dài lê thê cho đến một hôm có người mai mối Quỳnh cho Tân, một Bác Sĩ góa vợ, con của một gia đình giàu có ở Sài Gòn. Ông bà Trần mừng húm. Niềm ước mơ của ông bà giờ đây được gởi thác trên người Quỳnh. Ông bà dùng đủ mọi cách để thuyết phục nàng. Cuối cùng Quỳnh cũng phải khuất phục trước quyết tâm sắt đá của ông bà. Nàng đem hết mọi việc kể cho Long nghe. Với bản chất hiền hòa đôn hậu của một chàng trai miệt vườn, Long chỉ biết chấp nhận sự tan vỡ của mối tình đầu như một việc tất nhiên vì gia đình chàng quá nghèo. Sau đêm gặp Quỳnh, Long bỏ lên Sài Gòn vì chàng không đủ can đảm nhìn người yêu của mình lên xe hoa. Long sống lang bạt ở Sài Gòn một thời gian rồi tình nguyện vào quân đội, phục vụ ở một đơn vị tận ngoài Vùng l Chiến Thuật.
Đây là lần sau cùng họ gặp nhau vì ngày mai Quỳnh phải theo Bác Sĩ Tân về Sài Gòn sau khi lễ cưới hoàn tất. Ba má Quỳnh là một đôi vợ chồng nông dân nghèo, suốt đời lam lũ trên hai thửa ruộng và một miếng vườn nhỏ bao bọc quanh nhà. Họ luôn ước mơ có một ngày nào đó, đời sống của họ khá giả hơn. Niềm mơ ước đó kéo dài lê thê cho đến một hôm có người mai mối Quỳnh cho Tân, một Bác Sĩ góa vợ, con của một gia đình giàu có ở Sài Gòn. Ông bà Trần mừng húm. Niềm ước mơ của ông bà giờ đây được gởi thác trên người Quỳnh. Ông bà dùng đủ mọi cách để thuyết phục nàng. Cuối cùng Quỳnh cũng phải khuất phục trước quyết tâm sắt đá của ông bà. Nàng đem hết mọi việc kể cho Long nghe. Với bản chất hiền hòa đôn hậu của một chàng trai miệt vườn, Long chỉ biết chấp nhận sự tan vỡ của mối tình đầu như một việc tất nhiên vì gia đình chàng quá nghèo. Sau đêm gặp Quỳnh, Long bỏ lên Sài Gòn vì chàng không đủ can đảm nhìn người yêu của mình lên xe hoa. Long sống lang bạt ở Sài Gòn một thời gian rồi tình nguyện vào quân đội, phục vụ ở một đơn vị tận ngoài Vùng l Chiến Thuật.
Cưới nhau gần 2 năm rồi mà Quỳnh và Tân vẫn chưa có mặt con nào. Tân suốt
ngày ở bệnh viện. Khi hết giờ làm việc lại đi đâu đó cho đến gần nửa đêm mới về.
Quỳnh thui thủi ở nhà một mình. Nguồn vui duy nhất của nàng là đọc sách. Cái vắng
lặng về đêm trong ngôi nhà rộng lớn làm Quỳnh rùng mình. Nàng vói tay lấy tờ tạp
chí mở ra đọc. Những hàng chữ nhảy múa nhòe nhoẹt truớc mắt Quỳnh. Nàng đưa tay
lau nước mắt định trở về phòng thì Tân bước vào hỏi, em chưa ngủ à? Em đang chờ
anh. Tân không nói gì thêm, vói tay cầm tờ báo, nhìn thoáng qua rồi lặng lẽ về
phòng. Thái độ lạnh lùng, khó hiểu của Tân càng kéo dài càng làm cho Quỳnh bồn
chồn, lo lắng. Quỳnh đang chờ đợi một cái gì đó sẽ xẩy ra sau lần Tân vô tình bắt
gặp lá thư của Long gởi cho nàng hồi hai người vừa mới yêu nhau, nhưng đã nửa
năm rồi mà chưa thấy Tân tỏ ra một thái độ nào rõ rệt. Cũng với cái vẻ lầm lì cố
hữu. Cũng đêm đêm lầm lũi hiện về như một bóng ma.
Ông bà Trần dưới quê lên thăm,
đang trò chuyện với Quỳnh ở phòng khách thì Tân bước vào. Nhìn thấy ông bà Trần,
Tân chào lấy lệ rồi quay trở ra cửa đi luôn. Ông bà Trần ngẩn người nhìn Quỳnh.
Nàng cúi đầu nói khẽ, ba má về đi. Ông Trần nhìn Quỳnh với đôi mắt đầy ngạc
nhiên, lo lắng nói, vợ chồng phải hòa thuận với nhau.
Trên chiếc taxi, ông Trần ngồi ở ghế trước đăm chiêu nhìn ra bên ngoài.
Bà Trần ngồi băng sau với Quỳnh. Nhịn không nổi, bà xích lại gần Quỳnh hỏi, hai
người xẩy ra chuyện gì vậy? Quỳnh nói khẽ vào tai bà Trần, chuyện dài dòng, vài
bữa nữa về thăm nhà, con sẽ nói cho ba má biết. Bà Trần biết có hạch hỏi thêm
cũng chẳng được gì, nên cũng ngồi im lặng nhìn ra bên ngoài. Cảnh phồn hoa đô hội
của Sài Gòn làm bà choáng mắt. Bà thở dài sườn sượt.
Đưa ông bà Trần về xong, Quỳnh
ghé qua nhà Loan, một người bạn chí thân từ thời còn đi học. Nhìn vẻ mặt buồn
buồn của Quỳnh, Loan ái ngại hỏi, có chuyện không vui à? Độ này anh Tân ra sao
rồi? Cũng vậy thôi. Loan nhìn thẳng vào mặt Quỳnh không nháy mắt. Quỳnh bối rối
trước cái nhìn quái gở của bạn, làm gì mà mày nhìn tao như muốn ăn tươi nuốt sống
vậy? Quỳnh à! Có việc này muốn nói với mày từ lâu, nhưng tao cứ ngần ngại mãi. Có
gì cứ nói. Bộ mày quên hai đứa mình là cặp bài trùng rồi sao? Loan ấp úng nói,
anh Tân đã có bồ bên ngoài. Quỳnh tỉnh bơ như chẳng có gì quan trọng nói, thì
có sao đâu. Hả? Chuyện như sét đánh mà mày tỉnh queo. Tao phục mày sát đất rồi
đó Quỳnh. Thực ra tao cũng biết việc này từ lâu. Có điều tao không muốn làm lớn
chuyện. Cứ xuôi theo tự nhiên thì hơn. Loan giương cặp mắt tròn xoe nhìn Quỳnh
nói, bộ mày điên rồi sao. Thôi tao về. Quỳnh vừa nói vừa đứng lên bước ra cửa. Loan
ngã người trên ghế salon lẩm bẩm, có thiệt không vậy, chồng có bồ khác mà tỉnh
queo!...
Về đến nhà, bước lên lầu, Quỳnh thấy Tân đang ngồi với một người đàn bà
trẻ đẹp. Quỳnh khựng lại. Tân vừa dìu người đàn bà đứng lên vừa ném xuống bàn một
xấp giấy rồi cả hai cùng bỏ xuống lầu. Quỳnh mở xấp giấy ra xem, thì ra đây là
bản sao tập hồ sơ xin ly dị của Tân. Quỳnh lẩm bẩm, việc phải đến cuối cùng rồi
cũng đến.
Hồ sơ xin ly dị của Tân được giải quyết êm thắm tại Tòa, vì cả hai đương
sự đều không có một khiếu nại nào. Sau phiên tòa vài ngày Quỳnh từ giã Tân về
quê sống với ông bà Trần. Ông bà Trần cảm thấy hối hận về chuyện ép hôn nên cư
xử rất thân thiện hòa nhã với Quỳnh. Ngược lại Quỳnh cũng tỏ ra vui vẻ cho an
lòng cha mẹ trong lúc tuổi già.
Cuối năm 1968, Tân bị động viên vào trường Sĩ quan trừ bị. Sau khi học
xong chương trình huấn luyện quân sự cơ bản, Tân được chuyển về ngành quân y, phục
vụ tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, nhưng mới được 6 tháng thì bị thuyên chuyển ra
Vùng I Chiến Thuật, phục vụ tại một bệnh viện dã chiến của Trung Đoàn 51 bộ
binh. Từ những năm 70 trở đi, tình hình chiến sự tại Vùng I Chiến Thuật vô cùng
sôi động. Trung Đoàn tổ chức hành quân liên miên. Hàng ngày Tân phải tiếp nhận
và chữa trị rất nhiều thương binh từ mặt trận chuyển về. Trong số đó, Tân đặc
biệt tận tâm chửa trị cho một Thiếu Úy mà chàng đã quen khá thân từ những ngày
đầu đến đơn vị. Tấm thẻ bài khắc tên Phạm Long còn dính đầy máu. Sau một thời
gian điều trị, Tân quyết định chuyển Long ra Tổng Y Viện Duy Tân, nơi có đầy đủ
phương tiện để điều trị tốt hơn. Một tháng sau Tân ra Đà Nẵng thăm Long. Sao
ông bạn thấy đỡ phần nào chưa? Tân vui vẻ hỏi. Long nói đã bớt nhiều rồi. À này
Tân. Mày giúp tao một việc được không? Được chứ. Chuyện gì vậy? Nhờ mày viết một
lá thư gửi về cho ba má tao. Bàn tay phải của tao bị đơ cứng, không cầm bút được.
Yên chí. Nhưng phải viết như thế nào? Tao đọc cho mày viết. Đọc đi.
Kính
ba má,
Độ
này ba má có khỏe không? Ba má nhớ giữ gìn sức khỏe. Phần con vẫn bình thường.
Ba má đừng lo gì cả. Ít hôm nữa con sẽ xin phép về thăm ba má. À, Quỳnh độ này
ra sao rồi má? Thằng Lượng viết thư cho con bảo là Quỳnh đã ly dị với Bác sỉ
Tân, có đúng vậy không má?
Viết thư xong, Tân với nét mặt buồn buồn đứng lên bắt tay Long rồi bỏ đi
ngay. Bầu trời Đà Nẵng âm u lất phất mưa phùn. Tân lên xe bảo tài xế ghé bưu điện
bỏ thư rồi lên đường trở về đơn vị. Đêm đó Tân trằn trọc mãi, không làm sao chợp
mắt được. Không lẽ mình còn thương Quỳnh chăng? Không lẽ mình ghen với Long
chăng? Tân tự mâu thuẩn với mình. Tân nghĩ về người đàn bà đã xúi chàng ly dị
Quỳnh để làm lại cuộc đời, nhưng khi chàng vào quân đội không bao lâu thì bà ta
lại cặp bồ với một Bác sĩ khác cùng làm chung bệnh viện với chàng lúc trước.
Long xuất viện với đề nghị giải ngũ vì bàn tay phải bị đơ không thể cầm
súng được. Long ghé đơn vị để từ giã bạn bè trước khi trở về quê nhà chờ ngày
ra Hội Đồng Y Khoa. Long rủ Tân về Đà Nẵng uống cà phê. Tân vui vẻ nhận lời.
Tân cho tài xế nghỉ phép và chàng tự lái xe cùng Long về Đà Nẵng. Thời tiết Quảng
Nam vào mùa này lúc nào cũng mưa lâm râm, gió thổi nhè nhẹ tạo thành một không
gian u ám, buồn tẻ. Ngồi trên xe, Long nói luôn miệng còn Tân thì chỉ ậm ờ cho
qua chuyện. Thành phố Đà Nẵng chìm trong lớp mưa phùn dày đặc. Tân cho xe đậu lại
trước một quán cà phê. Chủ quán là một góa phụ tuổi chừng ba mươi, khá đẹp.
Nghe nói chồng bà ta đã chết trong trận Mậu Thân, để lại cho bà cái quán cà phê
này. Long nói, cô em cho ly cà phê đen. Cô chủ quán trề môi. Vành môi đỏ hồng
trông rất khêu gợi. Ê! Gọi chị đàng hoàng nghe không? Nhưng em lỡ yêu chị rồi
làm sao đây?
Thì ra Long thường “chuồn” về Đà Nẵng ghé quán cà phê này tán gẫu. Khác
với bản tính đôn hậu thư sinh khi còn ở quê nhà, Long có vẻ sỏi đời hơn nhiều.
Long hỏi Tân uống cà phê gì. Tân trả lời lập lờ cà phê gì cũng được. Tân thả
khói thuốc thành những vòng tròn trông rất đẹp. Bà chủ quán bưng hai ly cà phê
đặt trước mặt hai người rồi nhìn Long nguýt một cái. Đây là cách câu khách của
những bà chủ quán dày dạn trong nghề. Long vừa nhâm nhi cà phê vừa kể cho Tân
nghe về mối tình đầu của mình ở quê nhà. Mày biết không. Tao và Quỳnh yêu nhau
thắm thiết. Cứ tưởng sẽ ăn đời ở kiếp với nhau. Nào ngờ có thằng Bác Sĩ mắc dịch
ở Sài Gòn cướp mất. Tân hỏi, vậy mày có hận ông ta không? Hận làm mẹ gì. Đời là
vậy đó. Con chim trong lồng, con cá trong chậu có khi còn bị vuột mất, huống
chi…
Long nói đến đây bỗng khựng lại. Nét mặt chàng trở nên u ám như cơn mưa
phùn đang bay lả tả bên ngoài song cửa. Long nhớ đến Quỳnh. Những kỷ niệm của mối
tình đầu luôn ám ảnh đến tâm tư tình cảm chàng. Long nhìn Tân với giọng buồn buồn
nói, ngày mốt tao lên máy bay. Không biết bao giờ mới gặp lại mày. Súng đạn vô
tình, mày nhớ cẩn thận đấy. Tân nói rất tiếc tao không thể đưa mày ra Đà Nẵng
được. Mày biết mà, không có phép làm sao vắng mặt qua đêm. Hơn nữa dạo này các
đơn vị đụng độ thường xuyên nên tao phải có mặt để chăm sóc thương binh. Tao
nghĩ nếu mình có duyên thì sẽ gặp lại nhau thôi. Long gọi bà chủ tính tiền rồi
cùng Tân ra xe. Tân cho nổ máy, bắt tay Long lần cuối rồi nhấn ga, chiếc xe trườn
lên phía trước, bỏ lại một nhụm khói từ từ tan đi trong lớp bụi mưa phùn.
Quỳnh đang lui cui quét dọn ở sân trước, bất chợt thấy Loan từ ngoài cổng
đi vào. Quỳnh vừa ngạc nhiên vừa mừng. Nàng ném cây chổi trên tay, chạy vội ra
ôm lấy Loan. Hai người mừng mừng tủi tủi sau bao tháng trời xa cách. Hai người
nắm tay nhau đi vào nhà. Ông bà Trần cũng rất vui, hỏi Loan đủ thứ chuyện. Thăm
hỏi ông bà Trần xong, Loan kéo Quỳnh ra vườn sau, lục bóp lấy ra một phong thư
đưa cho Quỳnh nói mày đọc đi, tao dạo vườn mày một chút. Quỳnh ngồi xuống chiếc
sạp gỗ kê dưới tàn cây, chậm rãi đưa phong bì lên xem. Nàng ngẩn người khi thấy
ba chữ Huỳnh Quang Tân hiện ra trước mắt. Nàng do dự một chút rồi mở phong bì
ra xem. Bức thư chỉ võn vẹn mấy dòng:
“Quỳnh
ơi, Anh không dám nghĩ đến việc nối lại nhịp cầu đã gẫy. Anh chỉ cầu xin em tha
thứ sự lỗi lầm của anh. Long, bạn anh sắp được giải ngũ và sẽ trở về quê nhà
trong nay mai. Hy vọng hai người sẽ nối lại duyên xưa… Tân”
Đọc xong thư, một quá khứ đau buồn trổi dậy phủ kín tâm hồn Quỳnh. Nàng
uể oải đứng lên, từng bước đến đưa bức thư cho Loan xem. Loan hỏi, mày nghĩ thế
nào? Quỳnh trả lời, tao cũng không biết.
Từ ngày trở về sống ở quê nhà, chiều nào Quỳnh cũng thả bộ trên con đường
mòn râm mát xuyên qua mấy khu vườn dẫn ra cánh đồng phía trước. Cỏ cây, hoa lá,
chim muông hai bên đường quyện lấy nhau hài hòa dưới ánh nắng chiều dìu dịu khiến
Quỳnh vơi đi phần nào nỗi buồn trong quá khứ. Quỳnh đang thả nhẹ từng bước, chợt
nghe tiếng chân người phía sau. Nàng quay lại, sững sờ khi nhận ra người đối diện
mình là Long. Cũng với nụ cười nửa vui nửa buồn cố hữu, Long khẽ hỏi, em khỏe
không? Dạ cũng được. Long nói thêm, anh sắp được giải ngũ và sẽ về đây ở luôn.
Quỳnh nói, em có nghe lờ mờ về việc anh bị thương. À, chắc anh biết em và Tân
đã ly dị? Long trả lời, nghe ba má anh nói. Quỳnh nói bâng quơ, thời gian trôi
mau quá. Mới đó mà đã gần hai năm! Ừ, gần hai năm rồi em nhỉ?
Buổi chiều ở thôn quê thật êm ả. Hai người tiếp tục hướng về phía trước,
sánh vai bên nhau trên con đường nhỏ xuyên qua cánh đồng lúa non xanh rờn bao
la bát ngát…
“...
Tình ngỡ đã phôi pha
Nhưng
tình vẫn còn đầy
Người
ngỡ đã đi xa
Nhưng
người vẫn quanh đây...”
Trịnh
Công Sơn
Nguyễn
Đức Nhơn