tranh Lương Trường Thọ |
Ai
đâu lại ngờ rằng, ở Pháp, có một loại truyện sex(e) (*) đặc biệt dành
cho phái nữ, những tưởng thể văn này từ xưa tới nay chỉ nhắm tới cánh
đàn ông. Mà đây lại là loại truyện nhằm kích thích và thỏa mãn cái gọi
là fantasmes féminins, những ước muốn nhục dục thầm kín của phái đẹp.
Thêm nữa, có ai ngờ được rằng mỗi năm, với hàng chục đầu sách ra đời, tổng số sách mới và cũ cùng loại tung ra trên thị trường bán tới 12, vâng, mười hai triệu cuốn, nghĩa là ít nhứt cũng có 12 triệu độc giả chịu bỏ tiền túi ra mua - biết rằng giá bán rất rẻ. Thế mới biết các nhà xuất bản chuyên ngành, như Harlequin, La Musardine, Blanche, Pocket chẳng hạn, hằng năm hốt bạc chẳng ít thì nhiều (nhiều hơn là ít) nhờ ở loại sách dồn dập mây mưa dành cho nữ giới này.
Thêm nữa, có ai ngờ được rằng mỗi năm, với hàng chục đầu sách ra đời, tổng số sách mới và cũ cùng loại tung ra trên thị trường bán tới 12, vâng, mười hai triệu cuốn, nghĩa là ít nhứt cũng có 12 triệu độc giả chịu bỏ tiền túi ra mua - biết rằng giá bán rất rẻ. Thế mới biết các nhà xuất bản chuyên ngành, như Harlequin, La Musardine, Blanche, Pocket chẳng hạn, hằng năm hốt bạc chẳng ít thì nhiều (nhiều hơn là ít) nhờ ở loại sách dồn dập mây mưa dành cho nữ giới này.
Chúng ta thử sơ lược duyệt xem tình dục được thể hiện như thế nào trên các trang đó.
Từ lãng mạn…
Phải
xác định ngay rằng, trong trường hợp bàn tới ở đây, lãng mạn tuyệt
nhiên không hàm nghĩa huê tình kiểu, nói thí dụ, văn chương Pháp đầu thế
kỉ XIX hay Tự lực văn đoàn của chúng ta giữa thế kỉ XX vừa qua. Thời
ấy, người ta chỉ biết yêu đương trong tinh thần, trong ý tưởng và qua
trái tim đập dồn hồi, còn tay chưn thì ngượng nghịu, mắt thì nhìn lá
bàng rụng, chớ dám đâu rờ rẫm, mân mê, ngắm nghía các bộ phận đang chờ
được thỏa mãn. Thời đổi khác, độc giả khác thì cách biểu hiện nhục dục
cũng khác.
Bây
giờ người ta lãng mạn một cách thiết thực hơn. Nhưng bởi nhắm tới thành
phần phái đẹp dẫu sao cũng còn rụt rè trong tâm thức, chưa hoàn toàn
thoát khỏi quán tánh truyền kiếp, nên nhà văn vẫn phải vòng vo đôi chút,
nhưng không mập mờ úp mở, mỗi khi tả cảnh trai tài gái sắc quần quật
vờn nhau. Các tủ sách cùng loại với tùng thư Passion (Mê li) của Nxb
Harlequin đều chuyên lối biểu hiện như vậy. Cố tránh dùng từ ngữ thô…
tục, nên mới phác họa cảnh người tình đang cơn hưng phấn như vầy: «Nàng
cảm thấy có cái gì cương cứng như nhành củi khô châm chích trên làn da
mình», rồi thì hai cô cậu thản nhiên lên giường quấn quít nhau một cách
hết sức lịch sự, trang nhã nhưng chẳng kém phần rạo rực, nóng bỏng.
Lấy
thí dụ cuốn Brûlures (Nồng cháy – Nxb Pocket) của nữ tác giả Cléa
Carmin, với lời đề tặng hàm súc ý nghĩa: «Tặng anh để nhớ tới con người
đã thọc lưỡi kiếm sáng ngời vào thân xác em, và hai vị thần Eros và
Thanatos không ngừng ngự trị trên cõi đời này».
Qua
hai biểu tượng tình yêu Eros và sự chết Thanatos, độc giả đà nghiệm
trước được rằng xác thịt sẽ bị dằn xé, đớn đau tới chừng nào. Mà quả
thật vậy, câu chuyện diễn ra trước đó ở phòng tiếp tân một khách sạn
sang trọng, nàng tình cờ bắt gặp ánh mắt cháy bỏng của một anh chàng
«điển trai, cao lớn, lực lưỡng» chinh phục. Thế là nàng bỗng dưng nghe
thấy như bị lửa đốt từ đầu gối trở lên, châm ngòi vào vùng kín tựa hồ có
ngàn vạn kim đâm. Cùng lúc đó thì chàng chợt thốt lời, giọng nghe «khô
ráo» cứ như «cào xé da thịt, khiến cho nàng rin rít ướt». Chàng liền đèo
nàng ngay lên phòng trọ. Ở đây, tất nhiên chàng không phí thời giờ vàng
ngọc, cởi phăng chiếc xịp của nàng : «Ngọn gió lào xâm nhập sâu thẳm
vào thân xác em, thể như mũi kiếm của anh, ngọn giáo của anh, dùi cui
của anh hợp sức xô sập cánh cửa của em... »
Để rồi cuối cùng, hồn vía chơi vơi trên mây, nàng không còn biết là «mình sướng thật sự hay đau điếng xuyên suốt da thịt».
... Tới hiện thực
Ở
đây nữa cũng vậy, cần phải xác định ngay rằng hiện thực tình dục không
đồng nghĩa với bất kì luận thuyết văn chương cũ mới nào. Nó không dính
dáng gì tới chẳng hạn như hiện thực huyền ảo kiểu Trăm năm cô đơn của
Gabriel García Márquez ở châu Mĩ Latinh hay hiện thực xã hội chủ nghĩa
ngự trị một thời gian dài ở nhiều nơi trên nửa thế giới và ở bên ta, và
mọi thứ hiện thực khác.
Hiện
thực ở đây biểu dương những thèm khát nhục dục thầm kín của phái nữ
(xem trở lại đầu bài) một cách trực diện. Nó không cần khoác trên mình
những tình tiết rối rắm, những cảnh đời xô đẩy (xem tiểu mục trên đây)
mà chỉ trưng bày thực thể duy nhứt mà nó biểu dương : nhục dục, sex(e),
và chỉ mỗi món này mà thôi. Trưng bày qua thứ ngôn ngữ không màu mè sơn
phết, gọi sự vật bằng tên cúng cơm, ăn khớp với mớ xác thịt trần trụi.
Nó không dè dặt, rụt rè, ẩn dụ một cách nên thơ hay dài dòng dây mơ rễ
má. Nó không giả đạo đức, chấm chấm chấm đằng sau chữ cái, kiểu con c…,
cái l… Nó nói thẳng, từ loại còn hơi chơn chất như: «Hạ bộ của chàng
phồng lên tựa một nhành cây sung sức» tới loại hoàn toàn tả thực như:
«Chàng có một con chim to tướng hết cỡ». Nhưng cho dầu chênh lệch nhau
trong mức độ biểu thị, cả hai đều cùng một cái nhìn thông suốt, không
tránh né, không che giấu.
Lấy
thí dụ cuốn La Ceinture (Chiếc nịt - Nxb La Musardine) của nữ tác giả
Nathalie Ours, không kèm lời đề tặng lắt léo, không khiêu gợi trực tiếp
hay gián tiếp. Ngay nhan đề cũng đà trỏ rõ sự vật sắp được trưng bày:
cái mà, vào thời trung cổ trước ngày xuất chinh, các chàng hiệp sĩ đều
bắt vợ mình nịt kín ở phần dưới phòng khi có kẻ mưu toan chiếm đọat lúc
mình xa cửa xa nhà; nó lại còn được minh họa bằng một tấm hình bộ phận
đeo nịt in giữa trang bìa. Một cô nường đã đến độ ngũ tuần, hồi xuân
khao khát, nhưng không thuộc hạng nghiêng nước nghiêng thành nên chẳng
có mống đực nào đoái hoài. Thiếu hụt, nàng đành phải tự mình mơn trớn
lấy mình, nhưng chỉ thấy sương sướng vậy thôi chớ không làm sao mãn
nguyện tới mức cực cùng như với đàn ông. Nàng bèn tậu một chiếc ceinture
de chasteté (Nịt giữ gìn trinh tiết) hầu trói tay mình không để cho nó
mân mê nắn bóp suốt một năm trời. Nhốt chặt thèm khát ngày càng dồn nén
cho tới lúc… tức nước vỡ bờ mới chịu cởi tung chiếc nịt mà quay cuồng
trong trận mê hồn nhục dục chưa từng được hưởng bao giờ.
Và độc giả (nữ) nghe thấy trọn cả mùi vị xác thịt nồng cháy toát ra từ mỗi dòng chữ in trên trang sách.
Không nhắn gởi
Trở
lên trên là hai thí dụ điển hình cho loại văn chương sex(e) dành cho
phái đẹp ở Pháp. Tác giả không nháy mắt mời gọi độc giả tìm kiếm ý nghĩa
ở đằng sau dòng chữ, bởi họ không ẩn dụ điều gì, cũng không nhắn gởi
điều gì, mà chỉ biểu dương khoái lạc thân xác, cùng với bề dày nhục dục
của nó. Khác hẳn một Mai Ninh kín đáo treo cờ nữ quyền trong cuốn tiểu
thuyết Cá voi trầm sát (Nxb Đà nẵng, 2004) hay một Đỗ Hoàng Diệu không
thỏa hiệp với xã hội hiện hành trong tập truyện Bóng đè (Nxb Đà nẵng,
2005) ở bên ta chẳng hạn.
Hai phương trời hai cung cách chăng ?
Trần Thiện Đạo
(*)
Khái niệm sex (viết theo tiếng Anh-Mĩ) hay sexe (viết theo tiếng Pháp)
thường được chỉ định trong tiếng Việt qua các danh từ tình dục, tính
dục. Chúng tôi nghĩ, ở đây, nên dùng danh từ nhục dục có lẽ thích hạp
hơn.