Tôi cứ ngóng ra ngoài cửa
quán, sốt ruột vì bóng dáng yêu kiều của chị Trang
bặt tăm, chị đi theo tiếng gọi của tình yêu! Còn tôi
thì vì cái gì mà phải ngồi đây chờ chị, chỉ vì
nghe chị rủ đi ăn chè mà tôi không cam lòng từ chối
làm người đồng hành với chị, nên giờ này không biết
chị đang ở đâu để gọi chị cùng về. Anh Tiến là
bạn của chị Trang thì phải thay chị ngồi đây
“canh” tôi, Anh hết kể chuyện đời xưa cho tôi nghe
lại kể chuyện đời nay, chuyện phong sương, nắng gió
đời lính của các anh mà tôi nghe cũng chẳng hiểu hết…
Anh Tiến nói anh Trung (là
người yêu của chị Trang) và anh sắp chuyển đi nơi
khác rồi, anh thì không có người yêu để từ giã nhưng
anh Trung thì có chị Trang để Tạ-Từ-Trong-Đêm! Thấy
tôi cứ nhấp nha, nhấp nhổm anh Tiến vỗ về tôi: “Họ
gặp nhau thì còn nhớ thời gian gì nữa mà em trách, em
nên thông cảm cho họ mà đừng sốt ruột, lỡ chuyến
này đi tụi anh trở về bằng hòm gỗ cài hoa thì em có
muốn cũng đâu còn cơ hội để tốn thời gian như thế
này…”. Gì chứ vụ kiêng nói chuyện rủi ro thì tôi
cũng biết nên phản đối anh “Em ứ thích nghe anh nói
vậy, súng đạn mà thấy các anh chỗ này nó bay qua chỗ
khác, úm ba la!Các anh phải mạnh khoẻ, may mắn sống đến
già…úm ba la!”.
Tôi ngồi im lặng được
một lúc vì phải lắng nghe giọng hát ngọt ngào từ
chiếc máy Akai to đùng từ góc quán phát ra “…đại
bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường
dừng chổi đứng nghe…”. Tôi chưa biết nhiều đến
nỗi buồn, tôi chưa cảm nhận được cuộc sống này có
lắm mất mát, chia lìa chực chờ sẵn đây, nên tôi
không biết chia sẻ nỗi niềm với người trong cuộc
chiến (đang ngồi trước mặt tôi), tôi chỉ biết tôi
cần phải về nhà với chăn ấm, nệm êm. Với bài vở
và những ngày tháng vô tư của đời học trò.Nên
dù cũng có chút thông cảm tôi cũng hết chịu được:
-Em
phải về thôi, đã chín giờ rồi mà vẫn hổng thấy hai
ông bà đó quay lại…
Anh
Tiến gật đầu:
-Ừ!
Tuỳ em, nếu không thể đợi nữa thì em cứ đi về…
Rồi
anh buộc miệng nói:
-…Nghe
nói con đường về nhà em, chỗ bụi rậm dưới triền
dốc dạo này ban đêm thường xuất hiện…yêu râu xanh
lắm…
Tôi
giật mình vì liên tưởng ngay ra một hình thù quái dị
có một cái đầu to quá khổ, tóc dựng đứng như rễ
tre, râu ria xồm xồm, thấy người là nhảy chồm lên vồ
lấy nhe răng nanh táp một phát làm nạn nhân chết ngay,
mà run cả người:
-Yêu
râu xanh! Có phải nó có hàm râu quai nón tua tủa xanh màu
lá cây?
Anh
Tiến cau mày ra vẻ suy nghĩ:
-Không
hẳn là có râu, đôi khi mày râu nhẵn nhụi, nhưng đặc
điểm chung của loại “yêu” này là thích con gái đi
đêm…một mình!
Tôi
thấy trường hợp của mình có thể rơi vào “sở thích”
của…nó, nên hỏi lại cho chắc ăn:
-Còn
phải xem “mình” đi chung kia là ai? Nếu là người can
đảm dám đưa nắm đấm vào đối phương để bảo vệ
mình còn lại thì có lẽ không sao thật.
Tôi
loé lên..niềm hy vọng:
-Anh…anh
có phải là người can đảm không?
Anh
Tiến nhún vai:
-Ồ!
Anh không thích khẳng định về mình như thế bằng lời
nói.Anh chỉ thích chứng minh bằng hành động. Nếu con
yêu râu xanh nào mà gặp anh, anh sẽ nhổ sạch hàm râu
của nó như nhổ cỏ…
Nghĩ
đến con đường tối tôi sắp phải đi mà dựng cả tóc
gáy, tôi thở dài:
Tôi
nuốt nước bọt qua cổ họng đang khô đắng dù tôi đã
cho trôi qua đó hai ly chè đầy, rồi ngập ngừng mở
lời:
Rồi
tôi cáu những ngón tay vào đầu, nhăn nhó tự trách sự
ngu ngốc của mình:
-…lần
sau chị Trang có rủ, em cũng hổng thèm hộ tống cho chỉ
đi gặp anh Trung nữa, đến đây hai người cũng dẫn nhau
đi đâu mất bỏ em ngồi đợi.
-Thì anh cũng như em thôi,
mà anh có than vãn gì đâu, anh cũng tháp tùng cho thằng
Trung xuống đây rồi ngồi đợi. Dù sao thì chúng nó
cũng chu đáo khi tính trước mỗi bên sẽ có một tên hộ
tống nhưng…không được có mặt khi chúng nó gặp riêng
nhau, nên thằng Trung rủ anh theo là vì sợ bỏ em ngồi
một mình…
-Lúc
kêu em đi chị Trang chỉ nói là muốn khao em ăn chè…
-Thì
em cũng đã vừa ăn đấy thôi. Chưa nói có khi chúng ta
còn có công lớn trong việc giúp “tăng dân số”…
Tôi
tròn mắt:
-Em
không biết việc này có ảnh hưởng gì trong việc tăng
dân số mà anh nói, song em biết ngày mai em sẽ bị đứng
chào cờ giữa lớp vì hông thuộc bài…
Lúc
này anh Tiến có vẻ thương cảm cho tình cảnh của tôi
nên đứng lên trước;
-…thì
đi về vậy, ra trước đi chờ anh trả tiền.
Tôi
nhẹ cả người khi rời quán chè, quận lỵ thưa người,
với vài con đường mà ánh đèn vàng vọt không đủ
sáng. Bóng anh Tiến cao lớn ngã dài trên đường và bóng
tôi cứ lấn vào bóng anh. Qua hết đoạn có ánh sáng, tôi
ngõ lời:
-Em
đi trước mặt anh nhen, còn anh thì đi ngay sau lưng em…
-Tại
sao?
Tôi
không muốn lộ tẩy ý nghĩ rằng mình sợ con yêu
râu xanh bất ngờ hiện ra, nếu lỡ nó hiện ra phía bên
tôi thì tôi cũng khó tránh, chi bằng đi trước, còn anh
Tiến đi sau sẽ dễ…bảo vệ cho tôi hơn, hoặc có gì
thì anh…bị trước. Nhưng anh gạt đi:
-Rắc
rối quá. Sắp đến nhà rồi. Nếu sợ thì nói chuyện
cho quên “nó” đi…
Tôi
bí xị không dám làm mếch lòng anh, nhưng cũng cố vớt
vát:
-…anh
cho em gởi…cái tay vào túi áo anh nhen…
Anh
gật đầu, rồi nắm bàn tay tôi đút vào túi áo khoác
của anh.
Đi
đến đoạn có triền dốc, tôi liếc mắt nhìn xuống
nơi bóng tối phủ một vùng bao la như đồng loã với
tội ác chực chờ xảy ra. Tôi chợt thấy tội nghiệp
anh Tiến lắm, vì lát nữa khi tôi về đến nhà, anh phải
một mình quay lại, biết đâu con yêu râu xanh lúc đó
mới xuất hiện, rồi anh phải làm sao khi trong tay anh
không có cái búa của Thạch Xanh!
Anh
bật cười:
-Em
sợ anh “chiến đấu” không cân sức với yêu chứ
gì?Yên tâm đi, Lính-Mà-Em! Chiến trường còn không ngán,
ngán gì bọn lưu manh. Chưa nói người “nó” thích là
em chứ có thích anh đâu mà…gặp anh.
Đã
sợ, nghe anh nói tôi càng sợ hơn, tay tôi vẫn trong túi
áo anh nhưng tôi thấy lạnh toát. Chợt có tiếng súng nổ
đì đùng, Tôi run giọng hỏi anh:
-Pháo
kích ở đâu hả anh?
-Không
đâu! Chắc là ở đồn pháo binh, họ bắn vài quả cho
đêm đỡ… tĩnh lặng ấy mà.
Anh huýt sáo một điệu
nhạc, tôi nghe giống như “…Trời hôm ấy mười lăm
hay mười sáu, tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba…”.
Còn tôi thì đã mười lăm rồi, tôi cứ mong mình lớn
nhanh lên một chút, vì tôi chúa ghét ai đó kêu tôi là
cô bé, là cô bé thì chẳng được tự do làm gì theo ý
mình. Tôi còn thường bị nghe câu “Con nít biết gì mà
nói…”. Tôi mà hết là…cô bé thì có mà mơ nếu muốn
nghe tôi nói. Anh Tiến dặn:
-Mai
mốt tụi anh đi rồi, nếu em có phải đi đâu một mình
trong đêm qua con đường này. Cứ nghĩ trong đầu rằng có
anh đi bên cạnh như vầy cho đỡ sợ…
-Em
chẳng đi đâu ban đêm là chắc nhất!
Tôi
về tới thềm nhà, anh Tiến mới quay lưng. Tôi thấy anh
bật lửa mồi điếu thuốc, đốm sáng lập loè trên môi
anh hiu hắt trong bóng tối ngoài kia, xa dần…
Chị
Trang và anh Trung cưới nhau, rồi chị về quê anh tận
miền Tây làm dâu, có lúc tôi nghe chị theo anh đi dọc
theo hành trình chinh chiến của anh. Tôi cũng được thêm
vài tuổi nữa, để được hiểu hơn về cuộc sống
không bình yên của những người tôi thân mến.
Từ
ngày ấy, tôi không còn gặp lại anh Tiến. Tôi chỉ được
nghe một ít tin về anh qua chị Trang trong một lần chị
trở lại thăm ba má chị. Chị nói:
Nhưng quyết định tất cả
vẫn là định mệnh. Đến sau bốn mươi năm dài tôi mới
gặp lại anh. Khi mọi hệ lụy trong cuộc đời của cả
hai đã ngấm trải, và hoàng hôn của kiếp người lặng
lẽ buông xuống dòng sông đang chảy, không biết về
đâu…
Hồ
Thụy Mỹ Hạnh