Đời
Đường, Bắc Đình Đô Hộ phủ đóng tại Đình Châu,
địa phận cai quản gồm luôn huyện Luân Đài, đây là
Luân Đài đời Đường. Vị trí ngày nay nằm ở Đông
Bắc huyện Mễ Tuyền, thuộc Ô Lỗ Mộc Tề Tân Cương.
Đó là 1 trong 36 tiểu vương quốc vùng Tây Vực thời cổ
đại. Thơ Biên Tái đời Đường đề cập đến Luân Đài
chính là địa danh này. Khoảng niên hiệu Thiên Bảo Đường
Huyền Tông, thời kỳ Phong Thường Thanh giữ chức Bắc
Đình Đô Hộ, Luân Đài là một trọng trấn quân sự có
quân số thường xuyên hơn một vạn.
Năm
Thiên Bảo thứ 13 Đường Huyền Tông (CN 754 – CN 757),
nhà thơ Sầm Tham lần thứ 2 đến Tây Vực nhận chức
phán quan tại mạc phủ An Tây Bắc Đình Đô Hộ phủ, đã
từng lưu lại Luân Đài. Trong thời gian này, nhà thơ biên
tái kiệt xuất đã viết nhiều bài thơ mô tả phong quang
vùng biên ải Luân Đài, tiêu biểu nhất là bài “Thủ
Thu Luân Đài”.
首秋輪台
岑参
异域阴山外
孤城雪海边
秋來唯有雁
夏尽不聞蝉
雨拂毡墻濕
風揺毳幕膻
輪台万里地
無事历三年
Âm:
THỦ
THU LUÂN ĐÀI Sầm Tham
Dị
vực Âm Sơn ngoại,
Cô
Thành tuyết hải biên.
Thu
lai duy hữu nhạn,
Hạ
tận bất văn thiền.
Vũ
phất chiên tường thấp,
Phong
diêu thuế mạc thiên.
Luân
Đài vạn lý địa,
Vô
sự lịch tam niên.
Dịch:
BÀI
VIẾT VỀ MÙA THU LUÂN ĐÀI
Ngoài
Âm Sơn đất lạ,
Thành
lẻ tuyết quanh năm.
Thu
về đem bóng nhạn,
Hạ
thiếu tiếng ve ngâm.
Mưa
xối ướt lều dạ,
Gió
lay động phông màn.
Luân
Đài tuy vạn dặm,
Yên
ổn suốt ba năm.
Bài
thơ viết vào tháng 7 năm Chí Đức thứ nhất Đường Túc
Tông (CN 756). Luân Đài là đất xa xôi ngoài Âm Sơn (Đại
Tuyết Sơn Tây Vực chứ không phải khu vực Âm Sơn trên
Hành Lang Hà Tây.) Một tòa thành đơn lẻ giữa biển
tuyết mênh mông dưới chân Thiên Sơn. Mùa Thu chỉ có
chim Nhạn bay về, suốt mùa Hạ không một tiếng Ve. Mưa
xối ướt những vách lều bằng nhung dạ, gió lay động
những bức màn chiên (chiên là loại màn được dệt bằng
lông nhuyễn của súc vật). Luân Đài tuy cách xa Trường
An hằng vạn dặm nhưng đã trải qua được 3 năm thái
bình vô sự.
Luân
Đài trường kỳ là trọng trấn quân sự lớn trong vùng
Tây Vực, thường xuất hiện trong thi ca biên tái đời
Đường nên rất nổi tiếng. Thậm chí dần hồi hai chữ
“Luân Đài” biến thành một thứ danh từ chung để chỉ
những yếu địa vùng biên tái mà, thi nhân các đời sau
cũng thường đề cập. Điển hình như một bài thất
tuyệt của Lục Du, nhà thơ ái quốc thời Nam Tống:
十一月四日風雨大作(其二)
(宋)陆游
僵卧孤村不自哀
尚思為國戍輪台
夜闌卧听風吹雨
鉄馬冰河入梦來
Âm:
THẬP
NHẤT NGUYỆT TỨ NHẬT PHONG VŨ ĐẠI TÁC (kỳ nhị) (Tống)
Lục Du
Cương
ngọa cô thôn bất tự ai,
Thượng
tư vị quốc thú Luân Đài.
Dạ
lan ngọa thính phong xuy vũ,
Thiết
mã băng hà nhập mộng lai.
Dịch:
VIẾT
TRONG ĐÊM MƯA TO GIÓ LỚN MỒNG 4 THÁNG 11
Nằm
đêm thôn lẻ không ai oán,
Những
mong vì nước trấn Luân Đài.
Đêm
đêm cuồng nộ mưa gió giật,
Mộng
tưởng sông băng vó ngựa dài.
Bài
thơ viết tháng 11 năm Thiệu Hi thứ 3 (CN 1192) tại Sơn Âm
(nay là huyện Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang), quê hương
của Lục Du. Tác giả nằm nơi thôn trang cô tịch, không
hề than oán cảnh ngộ buồn thảm của chính mình. Chỉ
hận không được vì nước đến trấn thủ Luân Đài.
Những đêm mưa to gió lớn, ông thường mơ thấy mình chỉ
huy đoàn thiết kỵ vượt dòng sông đóng băng, triển
khai chiến đấu với địch quốc phương Bắc.
Lục
Du sống vào thời Nam Tống, đất đai rộng lớn phía Bắc
của Trung Quốc đã bị Kim quốc chiếm lĩnh. Giao giới
giữa Nam Tống và Kim Quốc là vùng Tần Lĩnh đổ về Nam
(Nam bộ Thiểm Tây ngày nay). Có nghĩa là kinh đô Trường
An thời Hán Đường cũng đã nằm trong tay quân Kim. Muốn
đến Luân Đài phải theo Hà Tây Tẩu Lang qua Tây Vực.
Điều này hoàn toàn không thể được, vì Luân Đài nằm
ngoài biên cảnh Tống-Kim. Lục Du bấy giờ đã gần 70
tuổi nhưng vẫn mang nặng lòng bất khuất, vẫn muốn ra
sức vì quốc gia thu phục lại những đất đai đã mất,
nhưng rồi chỉ có một mình đơn độc giữa thôn trang.
Nhà thơ chỉ còn biết đem hùng tâm tráng chí của mình
ký thác vào giấc mộng, nên mới viết được bài thơ bi
tráng này.
Đầu
thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, lãnh thổ vương quốc
Ô Tôn nằm ở Tây bộ tỉnh Cam Túc ngày nay. Vì muốn
tránh thế lực Hung Nô nên đã di dời về phía Tây, cuối
cùng định cư tại lưu vực sông Y Lê (nay thuộc Ô Lỗ
Mộc Tề tỉnh Tân Cương). Hai bờ sông Y Lê đất đai rất
phì nhiêu, cỏ nước dồi dào, thích hợp mở mang nghề
chăn thả súc vật. Ô Tôn quyết định xây dựng nơi đây
một quốc gia du mục hùng mạnh vùng Tây Vực, nhất là
sản sinh những giống ngựa quí nổi danh.
Thời
Tây Hán (năm 115 TCN), vì muốn mở rộng tầm ảnh hưởng
của “Con đường Tơ lụa”, Hán triều đã 2 lần phái
Trương Khiên thông sứ Tây Vực. Trương Khiên lãnh mệnh
Hán Vũ Đế, đem theo nhiều vàng lụa và gia súc, đến
lưu vực sông Y Lê tiếp xúc với vương quốc Ô Tôn. Vua
Ô Tôn cũng phái đoàn sứ giả mấy mươi người đem 10
con tuấn mã đến kinh đô Trường An triều kiến Hán Vũ
Đế. Hán Vũ Đế rất mê ngựa quí, thường cầu Thần
bốc quẻ, lần này được một quẻ tốt: “Thần mã
đương tòng Tây Bắc lai” (Ngựa Thần đang từ Tây Bắc
đến). Quả nhiên ít lâu sau sứ giả Ô Tôn tiến cống
tuấn mã. Hán Vũ Đế rất cao hứng liền đổi tên ngựa
Ô Tôn thành “Thiên Mã” (Ngựa Trời).
Sứ
giả Ô Tôn sau khi chứng kiến tận mắt sự cường thịnh
của Hán triều, nguyện hủy bỏ vương hiệu, hướng về
nhà Hán xưng thần và quyết tâm liên kết với Hán triều
chống Hung Nô. Nhà thơ Đường Thường Kiến viết 4 bài
“Tái Hạ Khúc” trong đó, bài thứ nhất đề cập cố
sự này.
塞下曲四首(其一)
常建
玉帛朝回望帝乡
乌孙歸去不称王
天涯静处无征战
兵气銷為日月光
Âm:
TÁI
HẠ KHÚC TỨ THỦ (kỳ nhất) Thường Kiến
Ngọc
bạch triều hồi vọng Đế hương,
Ô
Tôn qui khứ bất xưng vương.
Thiên
nhai tĩnh xứ vô chinh chiến,
Binh
khí tiêu vi nhật nguyệt quang.
Dịch:
BỐN
BÀI KHÚC HÁT DƯỚI ẢI (bài 1)
Sứ
về lưu luyến mãi Trường An,
Ô
Tôn từ đó hết xưng vương.
Sông
núi an bề chinh chiến tận,
Đao
kiếm tan vào nhật nguyệt quang.
Bài
thơ mượn cố sự Ô Tôn để chỉ mối quan hệ giữa
Đường triều và Thổ Phồn (Tây Tạng). Giữa niên hiệu
Khai Nguyên Đường Huyền Tông, Đường triều và Thổ
Phồn giao hảo rất tốt, thường phái sứ giả đem vàng
ngọc đến Trường An tiến cống. Chứng kiến sự cường
thịnh của Đường triều, sứ giả Thổ Phồn rất ngưỡng
mộ, ra về còn quay đầu nhìn lại ý lưu luyến Trường
An. Câu cuối bài thơ vận dụng ý tưởng mang tính truyền
thống. Từ xưa người ta thường ví chiến tranh như cảnh
tượng “Trời sầu đất thảm”. Khi chinh chiến đã
qua, gươm đao đã xếp, bá tánh như được thấy lại mặt
trời mặt trăng.
Sau
khi sứ giả Ô Tôn đến Trường An lần thứ nhất khoảng
10 năm, Ô Tôn đưa hàng ngàn tuấn mã làm sính lễ, hướng
Hán triều xin cầu hôn. Hán Vũ Đế phong công chúa cho Lưu
Tế Quân, con gái của Hán Giang Đô Vương Lưu Kiến và
hứa gã cho vua Ô Tôn Côn Mạc. Tháng 8 năm 105 trước công
nguyên, Lưu Tế Quân rời Trường An, vượt ngàn trùng
sông núi đến vương quốc Ô Tôn. Theo chân công chúa đi
về phía Tây còn có nhiều thợ thuyền và nghệ nhân. Họ
muốn đưa văn hóa và kỹ thuật sản xuất của Trung
Nguyên phát triển tại Ô Tôn. Đồng thời, vô số tuấn
mã của Ô Tôn cũng không ngừng đưa vào nội địa.
Tại
Ô Tôn, công chúa Lưu Tế Quân bị dị ứng với sinh hoạt
và khí hậu khắc nghiệt, hơn nữa quốc vương Ô Tôn
tuổi đã già, ngôn ngữ lại bất đồng. Bà luôn mang tâm
trạng bi lương sầu thảm và đã viết bài “Bi Sầu Ca”.
悲愁歌
(汉)刘细君
吾家嫁我兮天一方
远托异國兮乌孙王
穹庐为室兮氊為墙
以肉為食兮酪為浆
居常土思兮心内伤
愿為黄鵠兮歸故乡
Âm:
BI
SẦU CA (Hán) Lưu Tế Quân
Ngã
gia giá ngã hề, thiên nhất phương.
Viễn
thác dị quốc hề, Ô Tôn vương.
Khung
lư vi thất hề, chiên vi tường,
Dĩ
nhục vi thực hề, lạc vi tương.
Cư
thường thổ tư hề, tâm nội thương,
Nguyện
vi hoàng Hộc hề, qui cố hương.
Dịch:
BÀI
HÁT SẦU BI
Nhà
ta gã ta chừ, trời một phương,
Gởi
thân đất lạ chừ, vua Ô Tôn.
Lêu
vải làm nhà chừ, dạ làm tường,
Ăn
thịt thay cơm chừ, sữa thay nước.
Ở
đây buồn thảm chừ, lòng đau thương,
Nguyện
làm chim Hộc chừ, về cố hương.
Qua
bài ca, bà Lưu Tế Quân đã diễn đạt tới cùng tận sự
bi lương sầu thảm của mình trên vùng đất xa xôi, khắc
nghiệt đủ mọi thứ. Bà chỉ còn biết mơ làm cánh chim
Hộc để được bay về cố hương Trung Nguyên. Chim Hộc
là Ngỗng Trời (Thiên Nga), nhưng cũng có truyền thuyết
cho đó là giống chim cực lớn, có thể bay xa ngàn dặm.
Lãnh địa Ô Tôn (đời Hán) trên lưu vực sông Y Lê chính
là nơi mà sau này (đời Đường), lộ tuyến mới phía
Bắc của “Con đường Tơ lụa” bắt buộc phải đi
qua.
Thời
cổ đại, ngựa là công cụ tối cần thiết trong giao
thông chuyên chở, và cũng là yếu tố không thể thiếu
trong chiến tranh. Cho nên đương thời người ta rất trọng
thị nghề nuôi dưỡng và cải tạo giống ngựa.
Thời
Hán Vũ Đế, vùng Tân Dã Nam Dương (nay thuộc tỉnh Hà
Nam) có một viên quan tên Bạo Lợi Trường, vì phạm tội,
bị phát phối đến Đôn Hoàng khai khẩn nông điền. Gần
Đôn Hoàng có một hồ nước gọi Oa Thủy, hằng ngày một
đàn ngựa hoang thường đến uống nước. Bạo Lợi
Trường quan sát và phát hiện trong đàn ngựa có một con
tuấn mã. Ông đắp gần bờ nước một tượng người
bằng đất tay dang ra như muốn bắt ngựa. Đàn ngựa lúc
đầu còn dè dặt nhưng thấy hình nhân không cử động
nên không cảnh giác nữa. Thời gian lâu, Bạo Lợi Trường
dẹp pho tượng đất rồi tự mình đứng thay vào đó.
Trong khi đàn ngựa thản nhiên uống nước, ông ném dây
bắt trúng ngay con tuấn mã.
Bạo
Lợi Trường đưa con ngựa về Trường An dâng Hán Vũ Đế
và nói khoác là “Thần mã” từ đáy hồ Ác Oa chui lên.
Hán Vũ Đế cả tin nên rất cao hứng cho là điềm lành,
lệnh cho các thi nhân viết bài “Thiên Mã Chi Ca”, được
đưa vào “Nhạc phủ” đời Hán.
Cỏ
trên thảo nguyên quanh hồ Ác Oa là giống cỏ quí, nhưng
nước hồ lại đục chứ không trong. Danh mã ở các nơi
rất thích ăn loại cỏ này. Tương truyền có những danh
mã cách hồ Ác Oa từ 60 đến 100 dặm, mỗi lần đến đó
ăn cỏ uống nước rồi quay về vẫn chưa hết buổi
sáng. Truyền thuyết nói, Bạo Lợi Trường khi bắt được
Thiên Mã bên bờ hồ Ác Oa, ông dùng ngựa này đi từ Đôn
Hoàng về tới Tửu Tuyền (hơn 800 dặm) không tới 1 ngày,
nên mới gọi “Thiên lý mã” (ngựa ngày đi 1.000 dặm).
Hồ
Ác Oa, nơi sản sinh “Thiên mã” theo truyền thuyết, nay
là “Hoàng Thủy Cụ Thủy Khố” còn gọi “Dương Quan
Thủy Khố”, thuộc Nam Hồ Công Xã, phụ cận Đôn Hoàng,
Cam Túc. Hồ không có đập cản nước, chỉ toàn qua bích
và sa mạc, do những mạch nước ngầm từ lòng đất phun
lên, tích tụ lại thành hồ. Tuy độ sâu không lớn, mặt
nước không rộng, nhưng nước hồ xưa nay chưa hề cạn.
Hồ này đời Hán gọi “Ác Oa Thủy” hoặc “Ác Oa
Trì”. Đời Đường gọi “Thọ Xương Hải”. Đời
Thanh người ta cho dựng một bia đá bên bờ hồ ghi “Hồ
Ác Oa đời Hán”.
Nhà
thơ Trương Trọng Tố đời Đường, khi đọc bài Nhạc
Phủ “Thiên Mã Chi Ca” đời Hán, cũng cảm xúc viết 2
bài thất tuyệt “Thiên Mã Từ”:
天马辞
張仲素
天马初从渥水來
郊歌曾唱得龙媒
不知玉塞沙中路
苜蓿残花几时开
Âm:
THIÊN
MÃ TỪ (2 bài chọn 1) Trương Trọng Tố
Thiên
mã sơ tòng Ác Thủy lai,
Giao
ca tằng xướng đắc Long Môi.
Bất
tri Ngọc Tái sa trung lộ,
Mục
Túc tàn hoa kỷ thời khai.
Dịch:
LỜI
CA THIÊN MÃ
Thiên
Mã vừa từ Ác Oa đến,
Điềm
lành Hán thất rộn giao ca.
Đâu
biết Ngọc Môn đường sa mạc,
Mục
Túc bao giờ lại nở hoa.
Khi
Bạo Lợi Trường đưa danh mã từ hồ Ác Oa về Trường
An, Hán Vũ Đế gọi là “Thiên Mã”. Ông cho “Thiên Mã”
và “Thần Long” đều là Thần vật. Nay Thiên Mã đã
đến thì Thần Long chắc chắn phải đến. Ông cho là
điềm lành mới ra lệnh soạn bài Nhạc Phủ nói trên.
Danh Mã rất thích ăn cỏ Mục Túc ven sa mạc ngoài Ngọc
Môn Quan. Vì sợ ngựa thiếu thức ăn dọc đường, nên
danh mã từ Ô Tôn, Đại Uyển phải đợi mùa cỏ Mục
Túc ra hoa mới dám cho lên đường đến Trường An.
Những
tuấn mã do Bạo Lợi Trường dâng Hán Vũ Đế, chỉ có
con ngựa hoang bắt bên hồ Ác Oa xứng đáng là Thiên Mã.
Còn đa số ngựa quí khác được đưa tới Trường An
thời đó đều là ngựa của 2 tiểu quốc Ô Tôn, Đại
Uyển.
Ngựa
Ô Tôn thể hình cao lớn tráng kiện, chạy nhanh và bền
sức, cưỡi và kéo xe rất hiệu quả. Thời cổ đại,
dân tộc du mục Ô Tôn thường dùng tuấn mã trao đổi
trà và tơ lụa của Trung Nguyên, cho nên dọc lộ tuyến
mới phía Bắc của “Con đường Tơ lụa” là địa bàn
mậu dịch trà, tơ lụa và ngựa.
Phía
Tây Nam nước Ô Tôn thời Tây Hán, còn có nước Đại
Uyển, nơi sản sinh một giống ngựa trứ danh gọi “Thiên
Lý Mã”. Tương truyền giống ngựa này trên những hành
trình đường dài gian nan, chân lông thường tiết ra một
thứ mồ hôi đỏ như máu, nên được xưng “Hãn huyết
Mã” (Ngựa có mồ hôi đỏ như máu).
Thời
Tây Hán, Trương Khiên sau 2 lần thông sứ Tây Vực, về
Trường An có báo cáo với Hán Vũ Đế về giống ngựa
này. Hán Vũ Đế liền phái sứ giả đem vàng lụa đến
Đại Uyển mua vài con “Hãn huyết Mã”. Vua Đại Uyển
không những không thuận mà còn dùng võ lực giết chết
sứ giả, cướp đoạt hết vàng lụa. Hán Vũ Đế nổi
giận phái danh tướng Lý Quảng Lợi đem quân thảo phạt.
Mùa Thu năm Thái Sơ thứ nhất (năm 104 TCN), Lý Quảng Lợi
xuất quân từ Trường An, hành trình trước tiên công
chiếm Luân Đài (Hán Luân Đài). Đến mùa Xuân năm Thái
Sơ thứ 4 mới công phá thành Đại Uyển, giết vua xứ
này và đoạt được một số “Hãn huyết Mã” đem về
Trường An.
Hán
Vũ Đế khi mới nhận được ngựa Ô Tôn rất vừa ý,
liền phong là “Thiên Mã”. Nhưng khi được “Hãn huyết
Mã” của Đại Uyển ưu việt hơn, ông phong ngựa Đại
Uyển là “Thiên Mã” và đổi ngựa Ô Tôn là “Tây Cực
Mã” (ngựa đến từ phía cực Tây). Nhạc phủ cung đình
và những nhà thơ vô danh thời đó đã thi nhau viết những
bài nhạc phủ tán tụng 2 giống ngựa này.
Nhà
thơ Đường Lý Hạ có viết đề tài “Mã Thi” gồm 23
bài ngũ tuyệt, trong đó bài thứ 22 đề cập giống “Hãn
huyết Mã” của Đại Uyển.
马詩二十三首其二十二李賀
汗血到王家
隨鸾撼玉珂
少君騎海上
人見是青騾
Âm:
MÃ
THI NHỊ THẬP TAM THỦ (kỳ nhị thập nhị) Lý Hạ
Hãn
Huyết đáo vương gia,
Tùy
Loan hám Ngọc kha.
Thiếu
Quân kỵ hải thượng,
Nhân
kiến thị Thanh Loa.
Dịch:
THƠ
VIẾT VỀ NGỰA (bài thứ 22)
Hãn
Huyết đến vương gia,
Chuông
hàm rung Ngọc kha.
Thiếu
Quân cưỡi trên biển,
Trông
khác gì Thanh Loa.
Ý
thơ, “Hãn huyết Mã” khi đưa vào Hán cung, được gắn
chuông ngọc, kéo xe cho Hán Vũ Đế. Khi chạy làm rung
chuyển ngọc kha (Ngọc kha là một loại ngọc màu trắng,
giới hoàng tộc và quí tộc ngày xưa thường dùng trang
sức trên dây bờm ngựa). “Hãn huyết Mã” tuy là danh
mã, nhưng dưới mắt người thường chẳng khác gì một
con Thanh Loa (một giống được lai tạo giữa Ngựa và
Lừa) do Thiếu Quân cưỡi trên bờ biển. Thiếu Quân,
theo truyền thuyết là một Tiên Nhân đời Hán. Sau khi ông
mất được hơn 100 ngày, có người trông thấy ông cưỡi
Thanh Loa ở vùng Bồ Pha (Hà Đông). Hán Vũ Đế nghe nói,
cho mở nắp quan tài thì không còn thi thể.
Trong
bài “Mã Thi”, Lý Hạ còn mượn “Hãn huyết Mã” để
phát huy một ý khác: Người có tài năng ở đời mà
không có chỗ dụng võ hoặc không được ai biết đến,
cũng chẳng khác nào một kẻ tầm thường, bị chôn vùi
theo thời gian.
Từ
đời Hán, do nhu cầu lớn về quân sự và giao thông,
người ta rất trọng thị việc nuôi ngựa và cải tạo
giống ngựa. Đương thời, ngoài số lượng lớn danh mã
được đưa tới Trung Nguyên từ Ô Tôn, Đại Uyển vùng
Tây Vực, Hán triều còn thiết lập tại vùng Hà Tây Tẩu
Lang một trại chăn nuôi và cải tạo ngựa rất lớn.
Tháng
10 năm 1969, tại vùng phụ cận Lôi Đài thuộc huyện Vũ
Uy, Cam Túc (Cổ thành Lương Châu thuộc vùng Hà Tây Tẩu
Lang), người ta phát hiện một tòa mộ thời Đông Hán,
Khai quật được hơn 200 văn vật. Trong đó có một số
lớn xe và ngựa đồng kỹ thuật và nghệ thuật đúc rất
cao. Trứ danh nhất là pho tượng đồng “Mã đạp Phi
Yến” (ngựa đạp lên chim Én đang bay). Đây là hình
tượng của một “Thần Mã” siêu việt, 3 vó cất lên
không, đuôi đựng cao đang ngưỡng đầu hí lộng, chỉ
còn vó phải chân sau đạp lên chim én (cũng bằng đồng).
Do thiết diện của chim Én khá rộng nên không gian biểu
lộ được toàn vẹn vẻ hoành tráng của “Thần Mã”.
Nghệ thuật diễn đạt rất hiệu quả, giúp người ta
liên tưởng được tốc độ của “Thần mã” vượt cả
chim én đang bay.
Do
những nghệ nhân vùng Hà Tây Tẩu Lang trường kỳ tiếp
xúc và quan sát những giống danh mã của Tây Vực, cộng
thêm sức tưởng tượng phong phú của nghệ nhân mới
hình thành được tác phẩm trứ danh “Mã đạp phi yến”.
Ngựa đồng có những đặc điểm đầu nhỏ, mắt to, tai
dựng đứng, vai rộng khỏe. Đúng là những nét đặc
trưng của danh mã xứ Ô Tôn.
Những
năm gần đây, nhiều nhà khảo cổ Trung Quốc còn đưa ra
một tư liệu khác về tác phẩm “Mã đạp Phi Yến”.
Tư liệu cho rằng khuôn mẫu ngựa đồng không phải lấy
từ ngựa Ô Tôn hay “Hãn huyết Mã” của Đại Uyển,
mà là một “Thiên Mã” hoàn toàn của sức tưởng
tượng. Dưới chân cũng không phải chim én mà là “Long
Tước”, truyền thuyết gọi là “Phong Thần Điểu”.
Văn kiện tạo hình giải thích, ngựa phi nhanh hơn “Long
Tước” đang bay. “Long Tước” không biết phía sau mình
là tiếng động gì, tới khi quay đầu lại thì “Thiên
Mã” đã vượt lên phía trước. Cho nên “Mã đạp Phi
Yến” sau này được đổi tên “Mã siêu Long Tước”.
Lộ
tuyến mới phía Bắc của “Con đường Tơ lụa” sau khi
vượt Đường Luân Đài và Y Ninh, sẽ đến một thành
trấn quan trọng là “Toái Diệp Thành”. Toái Diệp Thành
gần Nhiệt Hải, nằm về phía Bắc Sơ Lặc Trấn và là
thành trấn địa đầu, tiếp giáp vùng Trung Á Tế Á. Từ
đời Đường, cả Toái Diệp Thành và Nhiệt Hải đều
là vị trí quan trọng trên lộ tuyến mới phía Bắc của
“Con đường Tơ lụa”. Từ năm Hiển Khánh thứ 3 Đường
Cao Tông (CN 658) đến năm Khai Nguyên thứ 7 Đường Huyền
Tông (CN 719), Đường triều chính thức đặt Toái Diệp
trấn thành một trong “An Tây Tứ Trấn”, dưới quyền
cai quản của An Tây Đô Hộ phủ. Về sau, Đường triều
đồng ý cho Khả Hãn Tây Đột Quyết trấn giữ Toái Diệp
thành và di dời Toái Diệp trấn đến Yên Kỳ. Chưa tới
một thập kỷ sau (vẫn còn trong thời gian của niên hiệu
Khai Nguyên), Khả Hãn Tây Đột Quyết xách động một số
tiểu quốc vùng Tây Vực phản loạn chống Đường. Triều
đình vì bảo hộ sự lưu thông của “Con đường Tơ
lụa”, đã nhiều lần phái binh thảo phạt. Sau cùng tấn
công Khả Hãn Tây Đột Quyết, tái kiểm soát Toái Diệp
thành và vùng Nhiệt Hải.
Lộ
tuyến mới phía Bắc của “Con đường Tơ lụa” không
hội tụ với 2 lộ tuyến Bắc Nam tại Sơ Lặc Trấn mà,
dừng lại ở Toái Diệp thành. Sau đó vượt vùng Trung Á
Tế Á để đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, La Mã và bờ Đông
Địa Trung Hải.
[còn
tiếp]