LỘ TUYẾN MỚI PHÍA BẮC CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
Lộ
tuyến mới phía Bắc là một trong ba lộ tuyến thông Tây
Vực của Con đường Tơ lụa. Tức từ An Tây (Cam Túc) ra
Đường Ngọc Môn Quan đi về phía Tây Bắc, vượt bãi
Qua Bích đến Y Châu (nay là huyện Cáp Mật Tân Cương),
tiếp tục về phía Tây qua Đình Châu, thủ phủ của Bắc
Đình Đô Hộ phủ đời Đường (nay là Cát Mộc Tác Nhĩ
Tân Cương), vượt Y Ninh (Tân Cương) thẳng tới Toái Diệp
Thành. Từ đó vượt vùng Trung Á Tế Á để đến Hy Lạp,
La Mã và bờ Địa Trung Hải.
Vùng
biên cảnh phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, từ thời Hán
Đường, chiến tranh không bao giờ dứt. Đời Hán chiến
tranh với Hung Nô. Những năm khai quốc Đường triều
chiến tranh với Đột Quyết. Về sau (cũng đời Đường)
chiến tranh với Thổ Phồn, Hồi Hột. Các tiểu quốc này
muốn tấn công một nước lớn như Đường triều, trước
tiên phải chiếm con đường phía Bắc Thiên Sơn của Tây
Vực, tức lộ tuyến mới phía Bắc của Con đường Tơ
lụa (vùng Y Châu, Đình Châu và Ô Tôn) làm thuộc địa.
Rồi sau mới chinh phục con đường phía Nam Thiên Sơn, tức
lộ tuyến Bắc của Con đường Tơ lụa (các tiểu quốc
Yên Kỳ, Khưu Từ và Sơ Lạc), những quốc gia có nền
kinh tế nông nghiệp phong phú. Từ đó mới đối địch
với Hán Đường. Về phía Hán Đường, muốn củng cố
biên phòng, cũng phải đánh bại các tiểu quốc đó và
làm chủ vùng Tây Vực.
Từ
thời Tây Hán, Hán Vũ Đế đã 2 lần phái Trương Khiên
thông sứ Tây Vực (năm 138-119 TCN). Sau nhiều năm lặn lội
gian khổ và tù đày, Trương Khiên đã khám phá và mở
rộng bang giao với 36 tiểu vương quốc vùng Tây Vực.
Quan trọng nhất là các nước Đại Uyển (nay ở vùng
Trung Á), Nguyệt Chi, Khang Cư (nay ở giữa hồ Baican và
Biển Mặn), Đại Hạ (nay là phía Bắc Apganixtan), Điền
Việt (nay là tỉnh Vân Nam), Vu Điền (nay nằm giữa tỉnh
Tân Cương) và Ô Tôn.
Trong
tấu chương trình lên Hán Vũ Đế, Trương Khiên có viết
“Ở Đại Hạ có gậy trúc sản xuất tại Cung Sơn (nay
thuộc tỉnh Tứ Xuyên) và hàng tơ lụa sản xuất tại
đất Thục (nay là Thành Đô, Tứ Xuyên). Người bản xứ
cho biết những thứ đó do thương nhân Thiên Trúc (Ấn
Độ) mang tới”. Qua đó Hán Vũ Đế được biết, từ
lâu đã có con đường buôn bán giữa Trung Nguyên với các
vương quốc phía Tây và Tây Bắc. Ông hạ quyết tâm làm
chủ tình hình và mở rộng con đường này. Từ đó về
sau, hàng năm Hán Vũ Đế đều phái sứ giả thông sứ
Tây Vực, xây dựng quan hệ ngoại giao với các vương
quốc vùng này. Sứ giả và các đoàn thương nhân Tây Vực
cũng lũ lượt đến Trung Quốc. Hàng tơ lụa của Trung
Quốc, ngày càng nhiều, đi qua Tây Vực tới các nước
Tây Á rồi đi tiếp sang Âu Châu. Người đời sau gọi đó
là “Con đường Tơ lụa”.
Năm
Thần Tước thứ 2 Hán Tuyên Đế (năm 60 TCN), Hán triều
thiết lập “Tây Vực Đô Hộ Phủ” tại Ô Lũy thành
(nay là Công Xã Sách Đại Nhã Dã Vân Câu, thuộc huyện
Luân Đài tỉnh Tân Cương), cử Trịnh Cát giữ chức quan
đô hộ, có nhiệm vụ bảo hộ từ Thiện Thiện đổ về
Tây Nam. Thiện Thiện đời Hán là tiểu vương quốc Thiện
Thiện, thủ đô tại Y Tuần (nay là Mễ Lan thuộc huyện
Nhược Khương Tân Cương. Không phải huyện Thiện Thiện
của Tân Cương ngày nay). Tây Vực Đô Hộ phủ đời Hán
chủ yếu kết hợp cộng đồng các vương quốc vùng Tây
Vực nhằm đối phó Hung Nô, bảo vệ sự thông suốt của
“Con đường Tơ lụa”.
Đến
đời Đường, khoảng niên hiệu Trinh Quán Đường Thái
Tông (CN 627 – CN 649), quân Đường tiêu diệt nước Cao
Xương tại Tây Vực (thuộc quốc của Đột Quyết), thành
lập Tây Châu tại đó (nay là Thổ Lỗ Phiên, Tân Cương).
Sau đó tiêu diệt luôn 2 nước Yên Kỳ và Khưu Từ. Sơ
Lặc và Vu Điền thấy thế đều xin thần phục Đường
Triều. Toàn bộ con đường phía Nam Thiên Sơn đều trở
thành lãnh thổ hoặc thuộc quốc của nhà Đường. Công
Nguyên 640, Đường triều thiết lập An Tây Đô Hộ phủ,
thủ phủ đặt tại Giao Hà (nay là Thổ Lỗ Phiên, Tân
Cương). Về sau (CN 658) di dời đến thành Khưu Từ (nay là
Khố Xa Tân Cương) xưng là An Tây Đại Đô Hộ phủ, cai
quản 4 Đô Đốc Phủ: Toái Diệp (sau là Yên Kỳ), Khưu
Từ, Sơ Lặc và Vu Điền, xưng An Tây Tứ Trấn. Chức
quan cao nhất của Đô Hộ phủ là An Tây Đô Hộ, đến
thời Đường Huyền Tông đổi là An Tây Tiết Độ Sứ.
Công Nguyên 702, Vũ Tắc Thiên ra lệnh thành lập Bắc Đình
Đại Đô Hộ phủ, thủ phủ tại Kim Mãn Thành Đình Châu
(nay là Hộ Bảo Tử, phía Bắc Cát Mộc Tác Nhĩ Tân
Cương), cai quản toàn bộ con đường Bắc Thiên Sơn, chức
quan cao nhất là Bắc Đình Đô Hộ. Đến thời Đường
Huyền Tông cũng đổi là Bắc Đình Tiết Độ Sứ.
Lộ
tuyến mới phía Bắc của Con đường Tơ lụa, sau khi ra
Đường Ngọc Môn Quan đi về phía Tây Bắc, con đường
là một bãi qua bích hoang lương không một làn khói bếp,
đời Đường gọi là qua bích “Mạc Hạ Diên”. Địa
hình toàn bộ của qua bích này được cấu thành từ cát,
đá và đá vụn. Theo kết quả những nghiên cứu gần
đây, địa tầng của lớp cát đá này có độ dày khá
lớn. Từ 10m đến vài trăm mét, thậm chí có nơi không
dò được đáy. Khí hậu trên qua bích cực kỳ khô hạn.
Không có cỏ nước, không có sinh vật và thực vật. Toàn
bộ Qua Bích là một cảnh tượng chết. Nhưng nếu vượt
Qua Bích “Mạc Hạ Diên”, hướng về Tây khoảng hơn
300km, hành nhân sẽ đến Y Châu (nay là huyện Cáp Mật
Tân Cương), một lục châu có màu xanh sức sống của Tây
Vực.
Năm
Trinh Quán thứ nhất Đường Thái Tông (CN 627), cao tăng
Huyền Trang một mình cùng con ngựa già lén ra Ngọc Môn
Quan, đi vào qua bích “Mạc Hạ Diên”. Do bất cẩn, nhà
sư làm đổ hết nước trong túi da. Ông đi suốt 4, 5 ngày
không tìm được nước uống, cuối cùng vì kiệt sức
ngất xỉu trên Qua Bích. May nhờ đang đêm có một làn
gió mát thổi tới, ông tỉnh dậy, cùng lúc con ngựa già
đánh hơi được hướng có nước, liền phi nhanh tới một
dòng suối trong mới cứu sống được Huyền Trang. Trong
tiểu thuyết “Tây Du Ký”, Ngô Thừa Ân hư cấu nhân
vật Tôn Ngộ Không bảo vệ thầy trò Huyền Trang vượt
Qua Bích để đến Y Châu (vùng lục châu có màu xanh sức
sống của Tây Vực), chính là Qua Bích “Mạc Hạ Diên”
này.
Vào
đời Đường, triều đình thường xuyên phái một lực
lượng quân đội rất lớn phòng thủ Y Châu, bảo vệ sự
thông suốt của “Con đường Tơ lụa”. Nhà thơ Vương
Duy có viết bài thất tuyệt trứ danh “Y Châu ca”, diễn
đạt nỗi nhớ thương giữa những chiến sĩ phòng ngự Y
Châu và thân nhân nơi quê nhà.
伊州歌
王維
清風明月苦相思
蕩子从戎十載余
征人去日殷勤囑
歸雁來时數附书
Âm:
Y
CHÂU CA (Vương Duy)
Thanh
phong minh nguyệt khổ tương tư,
Đãng
tử tòng nhung thập tải dư.
Chinh
nhân khứ nhật ân cần chúc,
Qui
Nhạn lai thì sổ phụ thư.
Dịch:
BÀI
CA ĐẤT Y CHÂU
Trăng
gió biên thùy trĩu tương tư,
Theo
quân lâm chiến mười năm dư.
Ngày
đi chinh khách ân cần bảo,
Nhạn
về gởi gắm những phong thư.
Một
đêm trăng thanh gió mát nơi biên tái, sĩ binh chạnh nhớ
người thân nơi quê nhà. Theo quân chinh chiến hơn 10 năm.
Ngày ra đi có hứa hẹn sẽ báo tin bình an theo cánh nhạn
xuôi Nam.
Năm
Thiên Bảo thứ 13 Đường Huyền Tông (CN 754), nhà thơ Sầm
Tham lần thứ 2 đến Tây Vực, nhận chức phán quan tại
mạc phủ An Tây Bắc Đình Tiết Độ Sứ của Phong Thường
Thanh. Lộ trình khi vượt Qua Bích “Mạc Hạ Diên”, giữa
Ngọc Môn Quan và Y Châu, ông đã viết bài ngũ tuyệt
“Nhật một Hạ Diên thích tác”.
日没賀延磧作
岑参
沙上見日出
沙上見日没
悔向万里來
功名是何物
Âm:
NHẬT
MỘT HẠ DIÊN THÍCH TÁC (Sầm Tham)
Sa
thượng kiến nhật xuất,
Sa
thượng kiến nhật một.
Hối
hướng vạn lý lai,
Công
danh thị hà vật.
Dịch:
VIẾT
KHI MẶT TRỜI LẶN TRÊN QUA BÍCH MẠC HẠ DIÊN
Theo
cát mặt trời mọc,
Theo
cát mặt trời khuất.
Vạn
dặm đến chi đây,
Công
danh là hư thực?
Bài
thơ mô tả cảnh tượng khi tác giả vượt Qua Bích “Hạ
Diên” tức “Mạc Hạ Diên”. Mỗi ngày chứng kiến mặt
trời mọc từ sa mạc rồi cũng lặn xuống sa mạc, thật
là đơn điệu. Ta hối hận tại sao phải từ vạn dặm
lặn lội tới đây. Vì với bản thân ta, công danh thật
chẳng là gì cả.
Từ
Y Châu đi về phía Tây, trước mắt là tòa Thiên Sơn nguy
nga hùng vĩ. Sau khi tiến thêm khoảng 30km, đến Nam Sơn
Khẩu dưới chân Thiên Sơn. Con đường Tơ lụa vượt
Thiên Sơn tiến vào thông lộ chính của lộ tuyến mới
phía Bắc. Trên núi có miếu Thiên Sơn, một kiến trúc
hình vuông được xây bằng đá. Thời cổ đại, các đoàn
thương nhân khi qua Thiên Sơn, đều lên miếu dâng hương
lễ bái, cầu cho chuyến đi được bình an. Chân núi Thiên
Sơn là thảo nguyên bao la xanh mượt. Lộ tuyến mới phía
Bắc của Con đường Tơ lụa sau khi vượt Thiên Sơn, men
theo phía Bắc thảo nguyên đi về hướng Tây đều là
những vùng cỏ nước phong phú. Ngựa và lạc đà là
phương tiện chủ yếu của các thương đội và lữ hành
thời cổ đại, cho nên cỏ nước là nguyên nhân hưng
thịnh của lộ tuyến mới phía Bắc.
Ngọn
Thiên Sơn cao ngất, tuyết phủ quanh năm không tan. Sườn
núi là những rừng tùng rậm rạp, chân núi thảo mộc
xanh tươi. Một cảnh sắc muôn phần tươi đẹp. Trong 6
bài “Tái Hạ Khúc” của nhà thơ Lý Bạch, bài thứ 1
mô tả phong quang cùng sinh hoạt và nguyện vọng của
những sĩ binh Đường triều trấn thủ Thiên Sơn.
塞下曲六首其一李白
五月天山雪
無花只有寒
笛中聞折柳
春色未曾看
曉戰隨金鼓
宵眠抱玉鞍
愿將腰下劍
直為斬楼兰
Âm:
TÁI
HẠ KHÚC LỤC THỦ (kỳ nhất) Lý Bạch
Ngũ
nguyệt Thiên San tuyết,
Vô
hoa, chỉ hữu hàn.
Địch
trung văn “Chiết Liễu”,
Xuân
sắc vị tằng khan.
Hiểu
chiến tùy kim cổ,
Tiêu
miên bão ngọc an.
Nguyện
tương yêu hạ kiếm,
Trực
vị trảm Lâu Lan.
Dịch:
BÀI
HÁT DƯỚI ẢI (bài 1)
Giữa
Hạ tuyết Thiên San,
Không
hoa, chỉ rét tràn.
Sáo
vang bài “Bẻ Liễu”,
Chưa
thấy vẻ Xuân giàn.
Yên
ngọc đêm ôm ngủ,
Trống
đồng sớm thúc quân.
Ngang
lưng xin rút kiếm,
Quyết
chém giặc Lâu Lan.
Lê
Nguyễn Lưu dịch
Trời
đã tháng 5 mà tuyết Thiên Sơn vẫn còn đông cứng. Ở
đây làm gì có hoa tươi, chỉ có trời Đông giá rét.
Tiếng sáo không biết từ đâu đưa tới khúc nhạc “Chiết
Dương Liễu”. Mùa Xuân không bao giờ đến được biên
cương. Buổi sớm tiếng trống đồng thúc quân ra trận,
đêm tựa đầu trên yên ngựa. Ta chỉ nguyện vung thanh
bảo kiếm, như Phó Giới Tử đời Hán chém đầu vua Lâu
Lan. Câu cuối bài dùng một điển cố đời Hán “Lâu
Lan”, thực tế chỉ chung những nước địch vùng quan
ngoại.
Trong
phần 4 chương III, chúng tôi có trích dẫn bài “Tái Hạ
Khúc” thứ 5 của Lý Bạch, trong đó có những câu “Chiến
sĩ ngọa Long Sa” và “Ngọc Quan thù vị nhập”. Long Sa
nay là sa mạc Bạch Long tại Tân Cương. Cả Hán Ngọc Môn
Quan và Đường Ngọc Môn Quan đều nằm phía Tây Kỳ Liên
Sơn và phía Đông Thiên Sơn của Tây Vực. Câu “Ngọc
Quan thù vị nhập” (chưa trở vào Ngọc Môn Quan) có
nghĩa quân sĩ còn trú đóng phía Tây Ngọc Môn Quan. Cứ
theo vị trí trú quân ở quan ngoại này thì câu “Ngũ
nguyệt Thiên Sơn tuyết” trong bài 1 “Tái Hạ Khúc”
vừa trích dẫn, phải hiểu là Thiên Sơn của Tây Vực,
chứ không phải Thiên Sơn tên gọi thứ 2 của Kỳ Liên
Sơn.
Dãy
Thiên Sơn từ Đông sang Tây dài 2.500km, Nam lên Bắc rộng
từ 100 đến 400km, phân thành Tây Thiên Sơn thuộc Liên
Bang Nga, Trung và Đông Thiên Sơn thuộc Trung Quốc. Trung và
Đông Thiên Sơn dài khoảng 1.700km, có tổng diện tích
khoảng 24,4 vạn km2 do 20 dãy núi chạy song song hướng
Đông Tây, trong đó có nhiều bồn địa hình quả ấu
giữa núi.
Về
khí hậu, Thiên Sơn kéo dài đến Trung bộ Tây Vực (nay
là tỉnh Tân Cương) như một mái che khổng lồ, phân ra
khu hoang mạc ôn đới là bồn địa Hoài Khát Nhĩ và khu
hoang mạc ôn đới ấm là bồn địa Tháp Lý Mộc thành
ra 2 vùng Nam Bắc và là nơi phát nguyên của trên 200 con
sông. Bắc Thiên Sơn là địa bàn du mục, Nam Thiên Sơn là
địa bàn nông nghiệp. Vì các dân tộc du mục Bắc Thiên
Sơn không cư trú chỗ nào nhất định, đâu có cỏ thì
ở, di chuyển luôn. Cho nên những cộng đồng dân cư cố
định của Thiên Sơn chủ yếu là những dân tộc nông
nghiệp ốc đảo Nam Thiên Sơn.
Khu
nông nghiệp ốc đảo là khu vực cô lập tự phong bế,
rất có lợi cho việc phát triển sản xuất trong khu vực.
Nhưng theo qui luật phát triển sản xuất cùng với nhịp
độ tăng dân số, khu vực này càng trở ngại cho việc
mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống. Để khắc
phục những trở ngại này, nhân dân nông nghiệp ốc đảo
tăng cường việc đi lại giao lưu với nhau, nhất là với
Trung Nguyên. Những đội thương nhân Mông Cổ thường
xuyên tiếp xúc đã đem lại phồn vinh khiến bộ mặt xã
hội ốc đảo thay đổi hẳn. Từ xã hội nông nghiệp
đơn thuần biến thành xã hội nông thương nghiệp đặc
thù. Hơn nữa, còn giao lưu với các dân tộc Đông Tây,
tiếp thu khá nhiều văn hóa bên ngoài làm cho bộ mặt văn
hóa ốc đảo ngày càng trở nên phong phú và đa dạng.
Các
ốc đảo ven Nam Bắc Thiên Sơn trở thành một loại bến
cảng, hình thành 2 dây chuyền Đông Tây nối liền, cộng
với đường mậu dịch Đông Tây ven sa mạc Tháp Khắc
Lạp Mã Can, làm thành 3 con đường buôn bán. Đó là “Con
đường Tơ lụa” mà đoạn đường Nam Bắc Thiên Sơn là
chủ yếu.
Từ
trước thời Tây Hán, Hậu Vương Đình đã xây dựng “Kim
Mãn Thành” tại Xa Sư (nay là huyện Cát Mộc Tát Nhĩ,
Tân Cương). Thời Sơ Đường thành lập Đình Châu, thủ
phủ đặt tại Kim Mãn Thành. Thời Võ Tắc Thiên, Đình
Châu trở thành Bắc Đình Đô Hộ Phủ, thủ phủ vẫn là
Kim Mãn Thành, cai quản toàn bộ quyền hành chính quân sự
của con đường Bắc Thiên Sơn. Những năm khai quốc Đường
triều xã hội ổn định, kinh tế phát đạt, Kim Mãn
Thành là một trong 3 đô thị tơ lụa của Tây Vực (2 đô
thị kia là Tây Châu và Vu Điền), nghề dệt tơ lụa tại
3 nơi này phát triển cực thịnh.
Kim
Mãn Thành nay là huyện Cát Mộc Tát Nhĩ của tỉnh Tân
Cương. Phiên âm từ tiếng Đột Quyết “Cát Mộc” là
“Kim Mãn”, “Tát Nhĩ” là “Thành”. Ngày nay tại
phía Bắc huyện thành Cát Mộc Tát Nhĩ khoảng 10km, còn
di tích của “Hộ Bảo Tử Phá Thành”. Đó là nền xưa
của Bắc Đình Đô Hộ phủ đời Đường. Còn sót những
mẫu tường thành cao 10m và gạch ngói đổ nát. Riêng
những kiến trúc lớn như Phật tháp vẫn còn nhận ra
được.
Phía
Bắc Thiên Sơn là A Nhĩ Thái Sơn, cực Bắc nữa là Yên
Nhiên Sơn (nay là Hàng Aùi Sơn), đều là những địa danh
thường xuất hiện trong thơ Biên Tái đời Đường. “A
Nhĩ Thái” là tiếng Đột Quyết có nghĩa là “Kim”,
nên A Nhĩ Thái Sơn cũng còn gọi là “Kim Sơn”. Bài thất
tuyệt “Thu Khuê Tứ” của nhà thơ Đường Trương Trọng
Tố có đề cập địa danh này.
秋閨思
張仲素
碧窗斜月蔼深暉
愁听寒螿泪濕衣
梦里分明見关塞
不知何路向金微
Âm:
THU
KHUÊ TỨ Trương Trọng Tố
Bích
song tà nguyệt ái thâm huy,
Sầu
thính Hàn Tương lệ thấp y.
Mộng
lý phân minh kiến quan tái,
Bất
tri hà lộ hướng Kim Vi.
Dịch:
NỖI
NHỚ ĐÊM THU NƠI KHUÊ PHÒNG
Trăng
khuya vằng vặc qua song cửa,
Áo
đằm nước mắt oán tiếng ve.
Rõ
ràng mộng thấy ra quan ải,
Đường
nào đưa thiếp tới Kim Vi.
Bài
thơ viết về tình và cảnh một đêm Thu. Thiếu phụ
tưởng nhớ chồng đang chinh chiến ngoài biên tái. Một
đêm sâu tỉnh mộng, trăng tà chiếu qua song cửa sáng
ngập khuê phòng. Nàng không ngủ được nữa, tiếng kêu
không ngừng của những con Hàn Tương (Hàn Tương là một
loài ve nhỏ chỉ kêu vào cuối Thu) khơi dậy lòng sầu,
nước mắt đẩm cả tay áo. Lúc trong mộng nàng thấy rõ
mình đang ở quan tái. Nhưng con đường nào có thể đưa
tới Kim Vi Sơn (tức A Nhĩ Thái Sơn) nơi trấn thủ của
chồng. Bài thơ xử dụng đảo ý rất tuyệt, tả cảnh
mộng tỉnh rồi sau mới tả cảnh trong mộng.
[Còn tiếp]